4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, theo qui định hiện nay, các Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất cũng được đăng ký hợp đồng gia công sau đó đi thuê gia công lại, các doanh nghiệp được nhận gia công cả những mặt hàng không thuộc phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Qui định như hiện nay là quá rộng, một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo hình thức kinh doanh “mua đứt, bán đoạn” nhưng lợi dụng loại hình gia công để nhập khẩu trốn thuế, sau đó đem tiêu thụ nội địa mà không đưa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào gia công, không thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan.
Việc kiểm tra định mức gặp rất nhiều khó khăn do bị hạn chế bởi một số lý do sau:
- Do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu am hiểu về quy trình sản xuất trong các lĩnh vực phổ biến như dệt may, da giày vì phần lớn chưa trải qua môi trường thực tế tại doanh nghiệp.
- Do Tổng cục Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng chưa có cơ sở dữ liệu định mức chung để làm cơ sở cho các Chi cục kiểm tra, đối chiếu.
Thời gian kiểm tra theo quy định 08 giờ làm việc nếu kiểm tra tại trụ sở Hải quan và được kéo dài thêm 08 giờ nữa nếu có nhiều mã hàng, 3 ngày nếu kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Nếu thông qua cơ quan chuyên ngành thì thời gian kiểm tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 không quá 02 ngày kể từ thời điểm nhận được kết quả giám định của cơ quan chuyên ngành.
Theo phản ánh của các Chi cục thì thời gian kiểm tra như trên là quá ít vì doanh nghiệp thường đối phó bằng cách trì hoãn, không hợp tác, kéo dài thời gian xuất trình tại liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan
Thứ hai, tổ chức bộ máy của các Chi cục làm thủ tục cho hàng gia công chưa phù hợp và trình độ một số cán bộ, công chức Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã thực hiện luân chuyển cán bộ theo chính sách của nhà nước, có những Chi cục thay thế mới toàn bộ lãnh đạo ảnh hưởng đến sự chuyên sâu của cán bộ công chức.
Bên cạnh đó, một phần do năng lực quản lý của các Chi cục quản lý hàng gia công tại Cục Hải quan thành phố Hải phòng còn hạn chế, trong một số khâu TTHQ còn nghi ngờ có hiện tượng tiếp tay thông đồng với doanh nghiệp khi thực hiện TTHQ đối với hàng hóa gia công tại Việt Nam nhằm trục lợi cá nhân, chiếm dụng tiền thuế của nhà nước.
Cách thức tiếp cận quản lý hàng hóa nhận gia công của một bộ phận lãnh đạo các cấp, đơn vị Hải quan chưa phù hợp, dẫn đến sự chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động kiểm tra Hải quan thiếu tính thống nhất, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay của ngành Hải quan.
Tình trạng thiếu sự gắn kết giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các cấp, đơn vị Hải quan trong quá trình áp dụng quản lý hàng gia công; sự chồng chéo, trùng dẫm trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra trong thông quan, cũng như sự thiếu gắn kết giữa hoạt động kiểm tra trong thông quan và sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan đang nổi lên với tính chất của một lĩnh vực nghiệp vụđộc lập thay vì hỗ trợ cho việc tạo thuận lợi cho hàng hóa gia công.
Hạn chế về năng lực thực hiện quản lý hàng gia công của cán bộ, công chức Hải quan. Thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật quản lý hàng gia công, như thanh khoản điện tử, hồ sơ quản lý doanh nghiệp, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, đánh giá rủi ro lô hàng XNK. Những do hạn chế về năng lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 thực thi của cán bộ, công chức Hải quan nên chưa phát huy được hiệu quả áp dụng của các kỹ thuật này.
Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý hàng gia công không phù hợp. Chưa có sự quan tâm đúng mức về bố trí cán bộ, công chức cho lĩnh vực này. Thực tế thời gian qua tại các cấp, đơn vị Hải quan không phải thiếu công chức có khả năng làm tốt công tác quản lý hàng gia công, nhưng do không được coi trọng hoặc do những động cơ cá nhân khác dẫn đến việc bố trí không đúng, không đủ, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Qua theo dõi, kiểm tra tại Chi cục Hải quan cho thấy, công chức được bố trí, sắp xếp làm công tác quản lý hàng gia công đa phần là công chức mới được tuyển dụng hoặc mới luân chuyển công tác.
Thứ ba, chưa có sự phối hợp hiệu quả các đơn vị liên quan, có thể nói cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thời gian và mức độ quyết liệt trong phối hợp vì mục tiêu chống thất thu thuế nhà nước. Điển hình là khi phối hợp với Cơ quan công an, Thuế nội địa, chính quyền địa phương để xác minh khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công nhưng gian lận, bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn, mất tích.
Thứ tư, hạ tầng công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý, cơ chế trao đổi thông tin vẫn còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như:
- Hệ thống thông tin, dữ liệu chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng, nâng cấp; hệ thống còn được tổ chức phân tán. Điều này dẫn đến hệ thống không đủ thông tin cần thiết cho việc theo dõi, đánh giá, về Doanh nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng gia công.
- Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi hoặc tắc nghẽn hệ thống vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Hiện nay phần mềm quản lý hàng gia công, đã được cài đặt tại từng Chi cục, việc theo dõi quản lý các doanh nghiệp chỉ được thực hiện tại từng Chi cục. Do vậy, cơ sở dữ liệu về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu, thanh khoản của các doanh nghiệp bị phân tán tại các Chi cục. Nói cách khác, tại một Chi cục chưa thể kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng gia công, của một doanh nghiệp tại các Chi cục khác trong Cục. Việc theo dõi, quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp cùng lúc thực hiện nhiều hợp đồng gia công, tại nhiều Chi cục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Doanh nghiệp về QLNN đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt nam chỉ mang tính hình thức, chưa chú trọng chuyên sâu.
Bên cạnh đó công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Việc giải đáp vướng mắc trong lĩnh vực về quản lý thuế của một bộ phận công chức Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu cả về thời gian lẫn chất lượng.
Tóm lại, để thực hiện QLNN đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam có hiệu quả theo đúng với ý nghĩa của phương pháp này, đòi hỏi ngành Hải quan nói