Kinh nghiệm về quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài của Hải quan một số nước trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 37)

2.2.1.1. Hải quan Nhật Bản với công tác quản lý hàng gia công

TTHQ đối với hàng hóa gia công tại Nhật Bản về cơ bản là thực hiện qua mạng, áp dụng Hải quan điện tử; Hải quan Nhật Bản đã áp dụng việc kiểm tra bằng các thiết bị tự động thông qua khai báo bằng điện tử qua mạng, Hải quan cũng thông quan ngay trên mạng bằng phương pháp đánh giá rủi ro thông quan; có 03 mức rủi ro từ thấp đến cao, các doanh nghiệp bị rủi ro cao nhất thì phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, còn lại là thông quan miễn kiểm tra.

Trước khi thực hiện hợp đồng gia công, các doanh nghiệp đăng ký cấp phép nhà máy bảo thuế hoặc hàng hóa của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công phải gửi vào kho bảo thuế. Các kho bảo thuế này phải nối mạng trực tiếp đến cơ quan Hải quan, các doanh nghiệp chỉ cần nộp cho cơ quan Hải quan hợp đồng gia công, các công ty môi giới tiến hành khai báo việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, khi lấy nguyên liệu ra để sản xuất phải thông báo qua mạng Hải quan, không cần đăng ký định mức trước khi xuất khẩu hàng, theo Luật Hải quan Nhật Bản trường hợp cần thiết không thông báo được bằng văn bản có thể thông báo qua điện thoại. Khi kết thúc hợp đồng Doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán hàng hóa ra vào nhà máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 bảo thuế hay kho bảo thuế với cơ quan Hải quan.

Việc quyết toán cũng thực hiện qua mạng, nếu sai thì doanh nghiệp phải chịu phạt rất nặng. Tính tự giác của doanh nghiệp Nhật Bản rất cao, họ sợ làm sai vì nếu sai họ không được ưu đãi trong thông quan mà còn bị Hải quan kiểm tra sau thông quan rất nhiều lần sẽ gây khó khăn, mất thời gian cho doanh nghiệp.

Khác với Việt Nam, pháp luật về gia công của Nhật Bản điều chỉnh chủ yếu hoạt động gia công tại nước ngoài, do vậy doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu ra nước ngoài (ưu đãi xuất khẩu) và nhập khẩu sản phẩm trở lại Nhật Bản hoặc xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba.

Trường hợp khi phát hiện các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, Hải quan Nhật Bản có các chế tài xử phạt rất nghiêm minh. Hệ thống máy tính sẽ cập nhật và trừ điểm theo mã số của doanh nghiệp vi phạm. Nếu doanh nghiệp vi phạm nhiều lần thì sẽ bị mất quyền ưu đãi trong khi làm TTHQ, đặc biệt là quyền được miễn kiểm tra hàng hóa. (Nguồn: Cục Giám sát quản lý – Tổng cục Hải quan).

2.2.1.2. Hải quan Trung Quốc với công tác quản lý hàng gia công

Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia. Hải quan tiến hành giám sát, quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện và các vật phẩm khác xuất nhập khẩu; thu thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác; thu phí, chống buôn lậu, thống kê Hải quan và thực hiện các thủ tục nghiệp vụ Hải quan khác.

Việc quản lý hàng hóa của Hải quan Trung Quốc rất chặt chẽ. Luật Hải quan Trung Quốc quy định: Hàng hóa nhập khẩu kể từ khi vào cửa khẩu đến khi kết thúc thủ tục Hải quan, hàng hóa xuất khẩu kể từ khi khai báo Hải quan đến khi ra khỏi biên giới, quá cảnh, mượn đường, nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh, đều phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan.

Đối với việc quản lý hàng hóa gia công cho nước ngoài thì nội dung hợp đồng gia công phải phù hợp với yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan và phải làm TTHQ theo quy định. Các Chi cục Hải quan làm thủ tục cho hàng hóa gia công 100% thực hiện bằng máy tính từ khâu tiếp nhận, đến khâu thanh khoản theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 một chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và Hải quan. Những xí nghiệp gia công xuất khẩu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy phép, giấy tờ liên quan đã được phê chuẩn và hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, định mức tiêu hao để gia công thành một đơn vị sản phẩm do Hải quan thẩm định. Hải quan Trung Quốc có một cơ quan chuyên trách thẩm định định mức gia công, cơ quan này độc lập với các đơn vị Hải quan làm thủ tục trực tiếp; đối với những nguyên liệu nhập khẩu đã được sử dụng vào sản xuất hàng gia công thuộc danh mục quy định của nhà nước được bảo thuế thì phải tiến hành làm thủ tục khấu trừ thuế với cơ quan Hải quan. Những nguyên liệu nhập khẩu đã thu thuế thì tiến hành làm thủ tục thoái thuế với cơ quan Hải quan. Trong các trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép những nguyên liệu nhập khẩu hoặc những thành phẩm gia công phải tiêu thụ nội địa, cơ quan Hải quan căn cứ vào giấy phép được tiêu thụ trong nội địa để tiến hành thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu bảo thuế, nếu thuộc vào những mặt hàng nhập khẩu hạn chế của Nhà nước thì phải nộp giấy phép để nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.

Như vậy, pháp luật về gia công xuất khẩu của Trung Quốc gần giống với Hải quan Việt Nam nhưng có phần chặt chẽ hơn do Hải quan quản lý việc thẩm định định mức hàng gia công rất chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

(Nguồn: Cục Giám sát quản lý – Tổng cục Hải quan).

2.2.1.3. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh với công tác quản lý hàng gia công

Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng đăng ký và thực hiện hợp đồng gia công lớn nhất cả nước, tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp (11 khu công nghiệp và khu chế xuất có tới 76.504 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn) tính theo số liệu năm 2013, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục tiếp nhận cho gần 1.922 hợp đồng gia công chiếm 40% cả nước, làm thủ tục 183.996 tờ khai xuất gia công, 179.179 tờ khai nhập gia công (theo TCHQ) do vậy mô hình quản lý cũng khác biệt với các Cục Hải quan khác trên cả nước và được quản lý tập trung tại hai Chi cục: Chi cục Quản lý hàng đầu tư chuyên làm thủ tục, quản lý đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Chi cục quản lý hàng gia công làm thủ tục quản lý các Doanh nghiệp còn lại, cách tổ chức của hai Chi cục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 này giống nhau. Trong đó Đội Gia công làm thủ tục xuyên suốt các khâu tiếp nhận hợp đồng gia công (b1) kiểm tra cơ sở sản xuất, (b2) xác nhận hợp đồng, (b3) làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và xuất sản phẩm, (b4) kiểm tra thực tế hàng hóa nhập, xuất và lấy mẫu nguyên phụ liệu, (b5) tiếp nhận thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức, (b6) thanh khoản và đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công, (b7) xử lý nguyên phụ liệu dư thừa, máy móc thiết bị, thuê mượn, (b8) xử lý hợp đồng tồn đọng chưa thanh khoản.

Do tập trung tại hai Chi cục nên các đơn vị có tính chuyên môn hóa cao, việc theo dõi quản lý có tính tập trung.

Việc khai báo Hải quan do đội ngũ khai thuê Hải quan đảm nhận, do vậy mặc dù các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh nhưng có Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì hầu hết thông qua đội ngũ khai thuê Hải quan thực hiện một cách nhanh chóng tất cả các khâu từ thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, thông báo định mức đến thanh khoản hợp đồng gia công. (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh).

2.2.2. Bài hc rút ra trong qun lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài đối vi Cc Hi quan thành ph Hi Phòng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)