Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 76)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Những hạn chế

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật Hải quan còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thống nhất; nhiều nội dung không phù hợp với thực tế, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số nội dung quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật không thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện dẫn đến tình trạng, nếu thực hiện đúng quy định thì không đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý của ngành; hoặc ngược lại sẽ vi phạm pháp luật hải quan. Các văn bản ban hành còn chồng chéo, có nhiều nội dung quy định về kiểm tra Hải quan không phù hợp với điều kiện QLNN về Hải quan đới với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam

Thứ hai, tổ chức bộ máy và sử dụng cán bộ công chức còn hạn chế. Ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng đang đứng trước một nghịch lý là rất cần cán bộ công chức có trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc nhưng không thể tuyển dụng đủ số lượng. Trong khi đó những người có trình độ phù hợp với chuyên môn đào tạo có sẵn trong đơn vị thì không sử dụng hoặc sử dụng không hợp lý dẫn đến nguồn lực bị lãng phí.

Nhận thức, trình độ của một bộ phận không nhỏ CBCC Hải quan chưa thực sự ngang tầm với tiến trình cải cách, hiện đại hoá nói chung và công tác quản lý hàng hóa XNK qua hệ thống Hải quan điện tử nói riêng. Do sự hạn chế về nhận thức trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 một bộ phận lãnh đạo dẫn đến thiếu sự quan tâm trong việc chỉđạo, điều hành, bố trí sắp xếp cán bộ công chức cũng như các điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Do chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng quản lý hoạt động XNK trên địa bàn bốn tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên nên việc sắp xếp bố trí cán bộ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những cán bộ công chức nữ. Việc bố trí cán bộ tại các bộ phận chưa chú trọng đến vị trí công việc mà chỉ chú trọng đến vị trí công tác mới, ngành nghềđào tạo chưa phù hợp với chức danh công việc, CBCC Hải quan phải làm việc kiêm nhiệm nhiều, nhiều lĩnh vực chưa được đào tạo cơ bản như kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ người khai hải quan, kỹ năng giao tiếp.... Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một bộ phận CBCC Hải quan còn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động XNK, thông quan hàng hoá của doanh nghiệp. Trình độ CBCC Hải quan không đồng đều, khả năng làm việc độc lập của nhiều CBCC còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập.

Thứ ba, chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại đơn vị mình; việc chỉđạo, điều hànhhoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có hàng hóa nhận gia công còn yếu, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng, năng lực quản lý, điều hành, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

Những tồn tại lâu nay trong khâu kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện đang gây bất lợi cho việc quản lý hải quan áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, như khâu phúc tập hồ sơ là một khâu quan trọng đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các bước nghiệp vụ trước đó, nhưng thực chất hiện nay chất lượng công tác phúc tập tại các chi cục chưa cao, cán bộ phúc tập xem hồ sơ sơ sài, ký phiếu phúc tập rồi bàn giao lưu kho.

Trên cơ sở số liệu thống kê số cuộc kiểm tra sau thông quan vào các năm 2009 đến 2013 tại Bảng 3.2 cho thấy tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan còn ít so với số lượng doanh nghiệp hiện tại làm TTHQ. Đa phần công tác này mới thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, số cuộc tiến hành tại trụ sở doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chiếm từ 8% đến 15%), điều này thể hiện việc kiểm tra sau thông quan mới chỉ dừng ở việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ mà doanh nghiệp xuất trình cho hải quan,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 chưa trực tiếp kiểm tra tại cơ sở sản xuất. Trong khi việc kiểm tra thực tế tại cơ sở mới có thể phát hiện ra nhiều gian lận về thuế như việc đưa nguyên liệu vào sản xuất, gia công,…

Hiệu lực, hiệu quả của các kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Hoạt động thanh tra mới chủ yếu mang tính phát hiện còn thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp và hải quan địa phương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong QLNN về Hải quan đối với hàng gia công.

Số lượng hợp đồng gia công còn tồn đọng nhiều. Hiện tại, vẫn còn xảy ra tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công kéo dài, chưa thanh khoản từ năm 2009 đến nay, theo đó đã dẫn đến tình trạng tồn đọng về thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây là vấn đề bức xúc của lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hải Phòng trong nhiều năm qua.

Thứ tư, về công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chưa đạt kết quả cao: Công tác tuyên truyền chưa thực sự mạnh mẽ và quyết liệt. Đôi khi còn bịđộng trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, do vậy cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp còn lúng túng trong quá trình thực hiện.

Tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về Hải quan, quy trình TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn một số bất cập cụ thể là, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được với thông tin về các quy định của Hải quan chưa thuận lợi; các phương thức phổ biến các quy định của Hải quan nhằm làm tăng mức độ tuân thủ của doanh nghiệp còn hạn chế và nghèo nàn. Chủ yếu mới chỉ thông qua Website Hải quan và tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hải quan và doanh nghiệp; các lớp tập huấn chính sách QLNN về hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam chưa có điều kiện triển khai rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 76)