Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý hàng gia công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 68)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý hàng gia công

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động gia công hàng hóa là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của QLNN bằng pháp luật đối với loại hình này. Nhận thức được điều đó, trong quá trình quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công tại Việt Nam, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã rất chú trọng công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy phạm pháp luật đối với hoạt động gia công taị Việt Nam của doanh nghiệp đồng thời chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật theo qui trình sau:

* Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra - xây dựng và chuẩn hóa trình tự các bước thực hiện công việc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Một là, thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về đối tượng đăng ký hợp đồng hàng hóa nhận gia công, các cơ sở dữ liệu của ngành (dữ liệu về tờ khai Hải quan, cơ sở về quản lý rủi ro; cơ sở dữ liệu kế toán thuế; cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật về thuế; các kết quả hồ sơ thanh khoản)

Thông tin từ các khâu nghiệp vụ Hải quan: Đăng ký, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, phúc tập hồ sơ, chống buôn lậu, kết quả xử lý sau thông quan.

Hai là, đánh giá, phân tích và xử lý thông tin: Việc đánh giá, phân tích, xử lý thông tin để lựa chọn đối tượng thanh tra được dựa trên nguồn dữ liệu thông tin đã thu thập được :

+ Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu;

+ Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu;

+ Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu;

+ Tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu để gia công không đúng mục đích quy định;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 + Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế;

Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân tích nguồn dữ liệu, thông tin thu thập được, cân đối với nguồn nhân lực hiện có, lãnh đạo đơn vị thực hiện thanh tra hải quan tổng hợp danh sách đối tượng đểđề xuất thanh tra.

* Quy trình thanh tra:

Bước 1: Công bố quyết định thanh tra: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, kiểm tra, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra.

Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

Bước 2: Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra được quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình... liên quan đến nội dung thanh tra

Phương pháp áp dụng trong thanh tra là so sánh, đối chiếu giữa tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp với hồ sơ thanh khoản, quyết toán nguyên vật liệu mà cơ quan Hải quan lưu giữđể:

Xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu đối tượng thanh tra đã cung cấp. Kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện tăng, giảm so với hồ sơ hải quan lưu.

Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác có liên quan. Khi người ra quyết định thanh tra có văn bản phê duyệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ chức thực hiện.

Bước 3: Lập biên bản thanh tra, kiểm tra: Sau khi kết thúc thanh tra thực tế và trước thời hạn công bố công biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập bản dự thảo biên bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong Đoàn thanh tra, dự thảo biên bản phải được gửi cho đối tượng thanh tra để có ý kiến giải trình.

Biên bản thanh tra phải ghi rõ số trang và các phụ lục đính kèm, biên bản thanh tra và các phụ lục kèm được đóng dấu giáp lai của đối tượng thanh tra.

Bước 4: Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra;

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với hàng hóa gia công tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả thể hiện qua Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.4: Bảng 4.5. Số vụ vi phạm hàng gia công Năm Số vụ vi phạm Tốc độ tăng (%) 2009 18 - 2010 42 133,3 2011 35 -8,3 2012 58 65,7 2013 99 70,6 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng)

Như vậy, sau 5 năm, số vụ vi phạm hàng gia công tăng 5,5 lần. Đối chiếu với Bảng 4.4, ta có thể nhận thấy: Khi số lượng hợp đồng hàng gia công tăng 2,6 lần thì số vụ vi phạm hàng gia công tăng 5,5 lần. Điều đó nói nên số vụ vi phạm hàng gia công/số lượng hợp đồng gia công tăng 5,5/2,6 = 2,1 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 18 42 35 58 99 - 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 Số vụ vi phạm Biểu đồ 4.4. Số vụ vi phạm hàng gia công (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng)

Năm 2013 việc thanh tra, kiểm tra của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng tập trung vào một số lĩnh vực như: Xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết tại các đơn vị thuộc và trực thuộc theo kế hoạch kiểm tra số 6683/HQHP-TTr của Cục Hải quan thành phố Hải phòng đã được TCHQ phê duyệt tại QĐ213/QĐ-TCHQ ngày 30/01/2013 kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động gia công đã được xây dựng và hoàn thiện một cách cơ bản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thực thi về quyền thanh tra, kiểm tra của các tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đã tập trung vào một số vấn đề bức xúc đối với hoạt động gia công hàng hóa như định mức gia công, việc chuyển nguyên liệu, vật tư giữa các hợp đồng gia công, vấn đề tồn kho nguyên liệu, vật tư gia công, vấn đề tồn đọng hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản. Bên cạnh đó, công tác triển khai thực hiện pháp luật Hải quan đối với hoạt động gia công tại Việt Nam qua Cục Hải quan thành phố Hải Phòng còn có nhiều bất cập. Nhiều Chi cục trong cục Hải quan thành phố Hải Phòng vẫn triển khai TTHQ đối với hàng hóa gia công xuất khẩu theo thói quen mà quên đi tính tuân thủ pháp luật như không nghiên cứu hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn TTHQ đối với hàng hóa gia công hoặc nghiên cứu không kỹ nên khi triển khai áp dụng vào thực tế còn có nhiều sai sót. Ví dụ thực hiện TTHQ không đúng quy định như việc xác định mặt hàng doanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 nghiệp được phép nhận gia công chưa đúng, việc kiểm tra thực tế hàng hóa còn chiếu lệ, hình thức, không loại trừ trường hợp thông đồng với doanh nghiệp để làm sai lệch về trọng lượng, số lượng, chủng loại, trị giá, xuất xứ,…để trục lợi gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra sau thông quan chưa được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định. Theo đó, các cuộc thanh tra, kiểm tra đã xác định được nội dung, đối tượng thanh tra, kiểm tra, thời gian thực hiện và được công khai đến các đơn vịđược thanh tra, kiểm tra. Hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra sau thông quan đều có quyết định, kế hoạch; kết thúc thanh tra, kiểm tra sau thông quan có Biên bản làm việc và kết luận thanh tra, kiểm tra sau thông quan; thời gian thanh tra, kiểm tra tại cơ quan Hải quan và tại doanh nghiệp không bị kéo dài, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quá trình thực hiện TTHQ cho hàng hóa nhận gia công.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công.

Năm Tổng số thuế truy thu KTSTQ (tỷđồng)

Số thuế truy thu hàng gia công Số tiền (tỷđồng) So với tổng số thuế truy thu (%) 2009 38,4 0,98 2,5 2010 40,5 2,5 6,1 2011 41,3 0,611 1,4 2012 48,25 2,6 5,3 2013 98 9,69 9,8 (Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng)

Mặc dù tỷ lệ số thuế truy thu của hàng gia công chỉ bằng 9,8 % so với tổng số thuế truy thu của KTSTQ. Nhưng nhì lại sau 5 năm, khi mà tổng số thuế truy thu của KTSTQ tăng 2,5 lần thì số thuế truy thu của hàng gia công tăng 3,9 lần. Điều đó cho thấy, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã đẩy mạnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và KTSTQ để có được kết quảđáng ghi nhận nêu trên.

Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện TTHQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại các Chi cục quản lý hàng gia công nhằm kịp thời phát hiện các sai sót để có biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 pháp xử lý, chấn chỉnh. Qua công tác kiểm tra, đã phát hiện ở nhiều khâu TTHQ chưa thực hiện đúng qui định, còn tình trạng phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp. Tuy nhiên, những sai sót đó kịp thời được đoàn kiểm tra chỉ ra và đơn vị kiểm tra đã nghiêm túc tiếp thu, khắc phục nên cơ bản chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)