Thứ nhất: Về hệ thống các định mức, tiêu chuẩn chi NSNN trong thời gian tới các bộ, ngành và các cơ quan Nhà nớc có liên quan cần khẩn trơng nghiên cứu ban hành một cách đồng bộ và đầy đủ tiêu chuẩn định mức chi cho từng ngành, từng lĩnh vực chi NSNN và việc kiểm soát chi của KBNN.
Thứ hai: Thiết chế và hệ thống văn bản.
- Cơ chế chính sách quản lý NSNN cần phải bổ sung, sửa đổi hoàn thiện để ngày càng phù hợp với tình hình thực tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội.
- Soạn thảo các văn bản phải quy định rõ trách nhiệm của ngời chuẩn chi, thực chi và kiểm soát chi.
- Nghiên cứu sửa đổi chế độ chứng từ thanh toán, bảng kê chứng từ thanh toán cho phù hợp vì quá trình kiểm soát của KBNN một số khoản chi chỉ căn cứ vào bảng kê chứng từ không đủ độ tin cậy để KBNN kiểm soát.
Thứ ba: Nhà nớc, các bộ, ngành cần thiết phải đề ra các quy định cụ thể về tổ chức cán bộ nh tổ chức đào tạo, bồi dỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ tài chính, Kho bạc cũng nh cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị thụ hởng NSNN để họ có đủ năng lực, trình độ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay với hiệu quả cao nhất.
Phải sàng lọc cán bộ làm công tác kế toán qua kỳ thi kiểm tra nghiệm vụ hoặc các hình thức kiểm tra khác đảm bảo đủ trình độ làm việc. Phải quan tâm đầu t kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ công chức KBNN trên mọi lĩnh vực: Đào tạo, nâng cao, hoàn chỉnh kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, bồi dỡng kiến thức quản lý Nhà nớc, tin học, ngoại ngữ từ cơ bản đến nâng cao. Hàng năm đều phải có các đợt tập huấn cập nhật kiến thức và đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Ngoài các kiến thức chuyên môn trong quá trình đào tạo KBNN còn chú trọng đến việc giáo dục ý thức, trách nhiệm, đạo đức, thái độ phục vụ khách hàng.
Với cán bộ quản lý ngoài công tác quản lý điều hành phải am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn kế toán để thuận tiện trong việc kiểm tra hoạt động kế toán đơn vị, kiểm tra chặt chẽ số liệu kế toán. Là cán bộ lãnh đạo phải đợc trang bị kiến thức về chiều rộng lẫn chiều sâu, tuân thủ đúng quy trình kế toán Nhà nớc.
Thứ t: Công tác xây dựng dự toán tại đơn vị thụ hởng NSNN cần đợc chấn chỉnh kịp thời tránh tình trạng phổ biến là các đơn vị gửi dự toán năm
cho KBNN quá chậm, lập dự toán không sát thực tế, khi rút tiền phải chỉnh mục. Nh vậy công tác kiểm soát của KBNN sẽ rất vất vả, thậm chí công tác kiểm soát chi không theo kịp nhu cầu chi vì không có căn cứ để kiểm soát.
Thứ năm: Tổ chức hình thức cấp phát vốn thích hợp với mỗi loại hình đơn vị, với mỗi loại hoạt động và với nguồn kinh phí hoạt động. Trên cơ sở đó mà quy định rõ ràng trình tự cấp phát, quy định trách nhiệm quyền hạn mỗi cơ quan có liên quan đến các hình thức cấp phát đó nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thống nhất thực hiện hớng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán của các đơn vị thụ hởng vốn, kinh phí của Nhà nớc sao cho sự hình thành nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí đều phải đợc hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời trên cơ sở đó mà đảm bảo cho việc quyết toán kinh phí và chI tiêu thờng xuyên đợc nhanh, chính xác đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mực cao cho kiểm toán Nhà nớc, xét duyệt các báo cáo quyết toán đó.
Thứ sáu: Tăng cờng công tác quản lý chi thờng xuyên, kiểm tra giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị đợc cấp sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn định mức của chế độ chi NSNN hiện hành. Nhờ đó góp phần nâng cao tính tiết kiệm hiệu quả trong quản lý chi thờng xuyên. Việc kiểm tra giám sát đòi hỏi phải đợc tiến hành liên tục và có hệ thống qua các hình thức nh: thực hiện kiểm tra hàng ngày qua mọi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi thờng xuyên. Kiểm tra giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm của các đơn vị sử dụng kinh phí. Thực hiện kiểm tra đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. /.
Kết luận
Nhà nớc, của các cấp, các ngành với mục tiêu là các khoản chi phải đảm đúng mục đích, đối tợng, chi đúng chế độ định mức, tiêu chuẩn và có trong dự toán năm đợc cấp có thẩm quyền phân bổ.
Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, khắc phục các hiện tợng tiêu cực, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nớc, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh đối ngoại, lành mạnh hóa nền tài chính. Quốc gia gắn liền với Nhà nớc, Nhà nớc mạnh trên cơ sở tài chính mạnh. Công tác kiểm soát chi thực hiện tốt đồng nghĩa với việc các đơn vị thụ hởng NSNN chấp hành nghiêm chính sách, chế độ của Nhà nớc, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng cũng nh của cả bộ máy Nhà nớc nói chung.
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nớc, đổi mới nền kinh tế đòi hỏi công tác kiểm soát chi ngân sách nói chung, kiểm soát chi thờng xuyên NSNN qua Kho bạc nói riêng phải ngày càng hoàn thiện, đạt hiệu quả cao hơn góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc, vì mục tiêu dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong luận văn này em đã đa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi thờng xuyên của NSNN qua KBNN Quốc Oai. Tuy nhiên với thời gian và trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy, cô giáo và tập thể cán bộ KBNN Quốc Oai để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS NGUYễN TRọNG THảN và các cán bộ KBNN Quốc Oai đã giúp em hoàn thành luận văn này./.