Yêu cầu và những căn cứ để hình thành chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Japfa compeed Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 27)

1.3.3.1. Những yêu cầu cần thiết trong hoạch định chiến lược

Phải xác định quy mô và cấp độ hợp lý cho đơn vị kế hoạch hoá chiến lược. Để có thể phát triển được chiến lược tổng quát có hiệu quả thì đơn vị được chọn để hoạch định chiến lược phải có đủ toàn quyền điều hành được các chức năng cơ bản có li n quan đến bộ ba chiến lược.

Thiết lập hệ thống tiền đề chính xác:

- Đánh giá đúng hoàn cảnh hiện tại và dự báo tốt tình hình tương lai

- Đánh giá đúng môi trường kinh doanh (bên ngoài), phát hiện hết các cơ hội và nguy cơ. Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào khả năng tư duy và kỹ thuật dự báo của nhà chiến lược.

Phải lựa chọn được chiến lược tối ưu: Phải chọn được mục tiêu tốt, phải tìm được nhiều phương án khác nhau để tăng cường khả năng lựa chọn được chiến lược tốt nhất. Việc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để phân tích chiến lược, kết quả có được sẽ bổ sung cho nhau, giúp ta có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu này.

Cần có phương án dự phòng và phương án rút lui: Tương lai có nhiều biến động khó dự đoán trước, cũng không có một chiến lược duy nhất nào có thể áp dụng được tốt cho mọi tình huống. Cho nên phải có các chiến lược dự phòng để đối phó với những biến động bất ngờ trong tương lai.

1.3.3.2 Những căn cứ để hình thành chiến lược a. Căn cứ vào khách hàng

Doanh nghiệp cần phân đoạn thị trường thành những nhóm khách hàng rồi chọn một hay vài nhóm khách hàng để tập trung nỗ lực đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất. Biết rõ đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp có khả năng thiết lập được sự phân biệt tích cực.

Phân đoạn thị trường theo mục đích sử dụng của khách hàng: Vấn đề cần giải quyết là những nhóm khách hàng được phân chia có đủ lớn về quy mô để đảm bảo cho doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ khác nhau để phục vụ họ hay không. Quy mô của khách hàng có ảnh hưởng đến giá cả

21

của sản phẩm và dịch vụ mà họ nhận được. Cần nghiên cứu kỹ tâm lý khách hàng tr n cơ sở như cầu của họ mà doanh nghiệp có những chiến lược thích hợp.

Phân chia thị trường theo khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho khách hàng: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì có giới hạn không thể bao quát hết toàn bộ nhóm khách hàng.

Theo sát và thích ứng nhanh với sự thay đổi: Xu thế ti u dùng, cơ cấu khách hàng…

Nguồn: Rudolf Gruig, Richard Kuhn, 2003

Hình 1.4: Sơ đồ quá trình hoạch định chiến lƣợc Hoạch định chiến lƣợc

1.Thực hiện phân tích chiến lược

2.Xây dựng chiến lược

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh - Xác định các phân khúc ngành mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng thể

- Xác định các lợi thế cạnh tranh ở mức độ phối thức thị trường

- Xác định các lợi thế ở mức nguồn lực

4.Xác định các biện pháp triển khai chiến lược

5.Đánh giá chiến lược và các biện pháp triển khai chiến lược

22

b. Căn cứ vào bản thân doanh nghiệp

Xác định chức năng then chốt tạo ra sức cạnh tranh mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Dựa vào chức năng then chốt để cạnh tranh.

Giảm thiểu và tiết kiệm hợp lý các chi phí chức năng, chi phí này thường là chi phí cố định.

c. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh

Tạo ra được sự phân biệt với đối thủ cạnh tranh trong các chức năng cơ bản. Xem xét hiện tượng rò rỉ khách hàng do các đối thủ cạnh tranh đã tạo ra được sự khác biệt tốt hơn, cách đối thủ thu hút khách hàng của doanh nghiệp.

Khai thác những ưu thế hữu hình như hệ thống phân phối, khả năng tài chính, trang thiết bị công nghệ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Japfa compeed Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)