C. Mác đã từng nói rằng: "Ý thức con người chẳng qua là tồn tại được ý thức". Ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hộị Sự phản ánh đó có thể đúng hay méo mó lệch lạc nhưng muốn hay không thì những ý niệm, khái niệm, quan niệm có được trong đầu óc con người là bắt nguồn từ hiện thực. Với bản chất tín hiệu, ngôn ngữ trở thành chất liệu cho quá trình nhận thức hiện thực. Các nhà ngôn ngữ đã nhận định rằng: Sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ có thể hiểu một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta nghiên cứu nó theo sát với lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ ấy, sáng lập và bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ ấỵ Trong khi xã hội hiện nay không ngừng phát triển, vốn từ ngữ trong kho tàng tiếng Việt không đủ hoặc không phản ánh hết hiện thực thì nhu cầu sáng tạo ra ngôn từ mới là phù hợp với quy luật phát triển.
Thời đại mới, cần có loại ngôn ngữ mới để diễn tả cách nghĩ và cách nói mớị Như vậy mới là sinh ngữ. Chúng đang được sử dụng khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày, trong trường học, trong việc kinh doanh làm ăn buôn bán, nơi công sở hay cả trong trao đổi thường nhật của giới trí thức, tại sao chúng ta lại vội vàng phủ nhận. Thực tế “Sát thủ đầu mưng mủ” không phải là sản phẩm sáng tạo riêng của họa sĩ Thành Phong, mà là sản phẩm chung của đông đảo thế hệ trẻ, dùng trong giao tiếp, trao đổi trên các diễn đàn mạng. Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng cho rằng: “Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh mới là haỷ Còn lệch chuẩn về đạo đức thì không đến nỗi như thế... Giới trẻ khẳng định mình và ở đây là khẳng định bằng ngôn ngữ riêng của họ”[25].
Xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, cần những con người dám nghĩ, dám làm; biết nắm bắt thời cơ và đương đầu với thử thách. Sáng tạo, dễ thích ứng với hoàn cảnh là những yếu tố cần thiết, cũng là mục đích chính nhằm hướng tới hiện thực hóa 4 trụ cột của giáo dục mà UNESCO đưa ra “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống”. Có nhiều cách để đóng góp: nhiều người lựa chọn nhập ngũ để bảo vệ biên cương Tổ quốc; có nhiều người lại lựa chọn cho mình con đường học vấn để xây dựng đất nước;... nhưng suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh”.
Lộ trình phát triển của tiếng Việt luôn song hành với nhiều biến động lớn của xã hội, lịch sử, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa,… làm thay đổi sâu sắc tư duy nhận thức của con ngườị Quan sát ngôn ngữ hôm nay của lớp trẻ ta thấy họ tự tin hơn, "người lớn" hơn rất nhiều trong giao tiếp. Ngôn ngữ không chỉ là lời trao gửi thông thường mà còn là văn hóa giao tiếp. Trong nhiều sự kiện truyền thông mà trong đó ngôn từ lớp trẻ rất phong phú, sinh động… làm nhiều người ngạc nhiên. Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mớị Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông, mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn. Có cái "quậy" phá rối, nhưng có những cái quậy bắt nguồn từ sự thông minh, "phá cách" một cách sáng tạọ Trong lịch sử, chúng ta cũng đã từng chứng kiến sự xuất hiện lạc lõng của cái “Tôi” trên văn đàn 1930-1945; một “Tây Tiến” khi mới xuất hiện bị cho là “lạc điệu” với nhịp thở của thời đại, mãi về sau
mới được công nhận là một trong những tác phẩm hay của thời kì văn học chống Pháp;... Và bây giờ “Sát thủ đầu mưng mủ” cũng đang rơi vào hoàn cảnh ấỵ Có thể thấy các câu nói xuất hiện trong cuốn sách vừa có tính kế thừa, giới trẻ sáng tạo lại các cách nói dân gian nhằm phản ánh những nhận thức mới về sự vật, hiện tượng hay quá trình phát sinh trong xã hội. Đây là cách sáng tạo ngôn ngữ theo phương thức “bình cũ rượu mới”, nghĩa là, người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ đã có (như thành ngữ, tục ngữ, ca dao) nhưng thay đổi đi một hay vài từ”, qua đó giới trẻ muốn bày tỏ quan điểm riêng của thế hệ mình trước những hiện tượng mới xuất hiện có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường nhật.
So với nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng giàu có vì tính đa thanh, đa điệu, cách diễn đạt động từ và tính từ phong phú cùng các lối nói lái, nói điệp vần,… khiến cho mỗi một người dân Việt đều có thể trở thành một nhà sáng tạo ngôn ngữ khi sử dụng nghệ thuật chơi chữ dân gian đầy biến ảọ Ngôn ngữ của một dân tộc có giàu có hay không cũng là nhờ một phần lớn sự đa dạng của thành ngữ, tục ngữ. Mà thành ngữ Việt thì nhiều vô kể. Thành ngữ tạm được phân thành ba loại chính là nhận định hiện tượng, khuyên răn, và phê phán. Chúng ta vốn chỉ quen chấp nhận trên văn bản những thành ngữ đã được sử dụng một cách chính thống, đưa vào giáo khoa, giáo trình như “Một điều nhịn là chín điều lành”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”… Trong khi đó có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong dân gian qua nhiều thế kỷ thì nghe có vẻ khó chấp nhận hơn trên văn bản. Ví dụ như để nhận định và bình luận về hiện tượng thì có nhiều câu như: “Vơ bèo gạt tép”, “Méo mó có hơn không”, “Hết nạc vạc đến xương”, “Làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại”, “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, “Ngu si hưởng thái bình”, “Ăn bữa cỗ chạy ba cánh đồng”. Để phê phán, dân gian dùng nhiều câu thâm thúy và không kém phần ngoa: “Ăn cây táo, rào cây lê” (phê phán kẻ vừa vô ơn lại vừa nịnh hót). Thành ngữ, tục ngữ phải được đặt trong ngữ cảnh mới thấy hết được ý nghĩa sâu xa của nó. “Sát thủ đầu mưng mủ” là cuốn sách thành ngữ hiện đại bằng tranh thú vị, thâm thúy và hài hước. Trong cuốn sách này, ngoài chức năng giải trí đã được trình bày ở trên, hầu hết các thành ngữ được để ở hai dạng là nhận định hiện tượng và phê phán một cách thẳng thắn về hệ lụy của
tính cộng đồng như thói dựa dẫm, ỷ lại; thói cào bằng, đố kỵ; thủ tiêu cái tôi cá nhân;... Rất nhiều câu sáng tạo về mặt ngữ nghĩa như: Cố quá thành quá cố (sự đua tranh mà không biết mình biết người); Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vô biên (phê phán kẻ xấu mặt, xấu lòng); Sống đơn giản cho đời thanh thản (một kiểu triết lý sống); Tay nhặt lá, chân đá ống bơ (Ám chỉ kẻ ẩm ương); Thú vui tao nhã, giặt tã cho con (một cách tự an ủi theo kiểu AQ); Tiền thì anh không thiếu, nhưng nhiều thì anh không có (một kiểu chơi chữ hài hước và vẫn đưa ra bản chất của vấn đề); Ăn chơi sợ gì mưa rơi (muốn ăn chơi, sành điệu thì phải nghiến răng chịu đựng hoàn cảnh); Đâu có đó, thịt chó có mắm tôm hay Từ từ rồi khoai sẽ nhừ (mọi sự rồi sẽ diễn biến tuần tự, nên đừng “giục tốc bất đạt”). Bên cạnh đó, cuốn sách còn có những tập hợp thành ngữ cải biên mang một nghĩa khác có tính phê phán hoặc chỉ đơn giản hài hước như: Cái khó ló cái ngu (tương tự như câu “Túng quá hóa liều”), Thất bại vì ngại thành công, Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá, Môi hở răng hô… Chữ “Nhẫn” trong văn hóa của người phương Đông luôn được ca ngợi là một phương châm kỳ diệu trong tất cả các cách đối nhân xử thế, là cánh cửa của mọi đức hạnh trong một con ngườị Kinh điển cho rằng: Lấy Nhu thắng Cương, người biết nhẫn nhục chính là người mạnh nhất. Phật giáo dạy con người ta phải biết “Nhẫn một bước sóng yên gió lặng/Lùi một bước biển rộng trời cao”. Từ xưa, ở nước ta, chữ “Nhẫn” rất được coi trọng, trong kho tàng văn hóa dân tộc có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: “Một điều nhịn là chín điều lành”; “Im lặng là vàng”; “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”;… nhằm khuyên con người ta hướng đến một cuộc sống bình an vô sự, nhường nhịn lẫn nhaụ Nhưng thực tế, trong xã hội hiện nay, trước những thời khắc quan trọng nếu không nhanh chóng nắm bắt thì cơ hội sẽ vụt quạ Trước những thách thức của cơ chế thời mở cửa, giới trẻ thẳng thắn khẳng định cái “Tôi” cá nhân đầy bản lĩnh, cống hiến hết mình, không ngại va chạm để vươn lên chiếm lĩnh những tầm cao mới, không ngại thất bại để có thành công. Về câu “Một điều nhịn là chín điều nhục” thì PGS-TS Phạm Văn Tình, hiện đang công tác tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cũng trong một bài viết về cuốn sách này cho rằng đó là một cách nhận thức về chữ Nhẫn. Bởi nhẫn nại là một biểu hiện tích cực của chữ Nhẫn. Nhưng cái gì
cũng có hai mặt của nó, cái nhẫn tiêu cực “cúi đầu, ngậm miệng ăn tiền” lại là sự nhẫn nhục đáng chê trách. Về mặt ý nghĩa, nó tương phản với câu thành ngữ cũ
“Một điều nhịn là chín điều lành” nhưng xét theo góc độ triết học thì sự xuất hiện của câu thành ngữ mới chính là sự bổ sung rất cần thiết nhằm phản ánh tính biện chứng trong tư duỵ Rõ ràng, nếu nhìn nhận một cách phiến diện thì có thể cho rằng câu thành ngữ này có tính tiêu cực vì nó ngược nghĩa với câu thành ngữ cũ. Song, xem xét một cách toàn diện, chúng ta sẽ nhận thấy, trong kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của tiếng Việt có không ít các câu nói mang nội dung trái ngược nhau lại có giá trị phản ánh tính hoàn chỉnh trong tư duy người Việt, chẳng hạn như: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”; “Mực thẳng mất lòng gỗ queo”.
Tương tự, câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” người nói thay từ “không” bằng các từ “được ăn thêm” để tạo ra thành ngữ “Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ” không phải là thiếu tính nhân văn vì “cũng không thiếu những “con ngựa” thiếu tình nghĩa, coi chuyện đồng loại bị đau là cơ hội có lợi cho mình”. Nếu xét kỹ sẽ thấy đây là một câu thành ngữ có tính tích cực, nhằm phê phán một thực trạng xã hội đã từng được báo chí phản ánh khá nhiềụ Đó là tình trạng hôi của gần đây nổi lên trong dư luận. Nỗi đau của những người gặp nạn, nhưng lại là niềm vui của nhiều người “ăn mảnh”, mặc cho tài xế quỳ lạy van xin nhưng dòng người vô tâm kia vẫn cố gắng vơ vét cho đầy túi tham của mình; vẫn còn đó bóng dáng của những người tốt bụng muốn giúp đỡ, ra sức kêu gọi mọi người dừng lại, tuy nhiên trước cảnh tượng hỗn độn đó cũng đành “lực bất tòng tâm”. Như thế, sự xuất hiện của câu thành ngữ mới này không hề làm triệt tiêu câu thành ngữ cũ vốn có nội dung phản ánh quan niệm về tình yêu thương đồng loại, đùm bọc lẫn nhau vốn được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của câu thành ngữ mới được tái tạo từ câu thành ngũ cũ là rất cập nhật, góp thêm cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống, lối sống thực dụng, coi trọng vật chất đang dần khiến cho con người ta trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác, qua đó thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo đồng thời bộc lộ trí thông minh và tính hiện đại trong tư duỵ Nhiều người cho rằng biết đâu các em thiếu niên không hiểu lại nghĩ nên học theo như thế. Vậy thì những câu
trong dân gian như “Ăn cây táo, rào cây lê”, “Ăn cháo, đá bát” chẳng nhẽ cũng được hiểu nhầm là khuyên con người ta nên làm theo như thế saỏ