Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 49)

Cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập. Có nhiều từ, câu được sử dụng còn thiếu tính nhân văn, nhìn sự vật còn lệch lạc, phiến diện như: Được voi đòi Hai Bà Trưng, Đú kiểu rừng rú, Vãi hàng con đại bàng,… Điều đó làm dấy lên những luồng ý kiến bức xúc, không đồng tình. Chủ yếu là những người hoạt động trong ngành giáo dục và phụ huynh học sinh. Theo TS. Mai Xuân Huy, Viện Ngôn ngữ học cho biết: "Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều truyện tranh dành cho tuổi teen. Mới đây nhất, tôi cũng được biết, một nhà xuất bản tại Hà Nội xuất bản cuốn truyện tranh về thành ngữ tuổi teen. Những câu thành ngữ dành cho tuổi trẻ như: Sát thủ đầu mưng mủ, Bộ đội phải chơi trội, Yêu nhau trong sáng/ Phang nhau trong tối... này được minh họa bằng những hình ảnh rất "nực cười". Theo tôi nhận xét, đây là những câu thành ngữ rất phản cảm mà xã hội phải kịch liệt lên án".

Cũng theo TS. Huy, hiện nay, tình trạng "ô nhiễm" về ngôn ngữ đang là vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung, các nhà ngôn ngữ nói riêng. Một bộ phận giới trẻ đang làm biến dạng tiếng Việt. Mặc cho nhiều người đang cố gắng tìm lại sự

trong sáng cho tiếng Việt thì những câu thành ngữ tuổi teen kia đã góp một phần phá vỡ tất cả.

"Sách vở là nơi để cho con người định hướng học tập, tiếp thu kiến thức, tuy nhiên, cuốn sách với những câu thành ngữ tuổi teen như vậy ra đời chỉ để mục đích câu khách mà không mường tượng được những hậu quả mà nó sẽ gây rạ Nhìn nội dung cuốn sách, chúng ta nhận thấy, nó không có một kiến thức gì để người ta có thể học tập và áp dụng vào cuộc sống. Đấy còn chưa nói đến tác động xấu của nó đối với giới trẻ. Tôi xin nhấn mạnh là, không nên vì những cuốn sách với mục đích câu khách mà ảnh hưởng đến giới trẻ", TS. Mai Xuân Huy bức xúc.

"Tôi được biết, những câu thành ngữ kiểu này được một bộ phận giới trẻ rất thích thú. Họ sẵn sàng vận dụng vào mọi trường hợp, mọi lúc mọi nơi, không cần biết là đang nói chuyện với aị Lâu dần, những câu đó ngấm vào ngôn ngữ của học sinh. Cứ mở miệng ra nói chuyện, giới trẻ lại phát ngôn một tràng những từ kiểu này khiến người lớn ức chế, cảm thấy mình không được tôn trọng. Đây dường như là "căn bệnh" nan giải của giới trẻ hiện nay", TS Huy cho biết.

Theo TS. Huy, đối với những câu mà mọi người gọi là thành ngữ kia nói vui với nhau cũng nên hạn chế, cũng cần phải chấn chỉnh chứ đừng nói là đưa vào xuất bản thành sách. Những cuốn sách này ra đời khác nào vẽ đường cho hươu chạỵ Tuy nhiên, định hướng cho giới trẻ chạy vào chỗ tốt thì không thấy đâu chỉ toàn thấy ngôn ngữ của họ càng ngày càng tệ rạ

TS. Huy cho biết thêm: "Hiện nay đang là thời kỳ bùng nổ thông tin, sách báo tác động rất nhiều đến khả năng định hướng của giới trẻ. Từ sách báo, các em sẽ tiếp thu học tập những điều hay để tự hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, trách nhiệm của những người viết sách cũng nặng nề hơn. Họ phải cân nhắc kỹ lưỡng về những gì mình viết rạ Có thể, với chỉ một bài viết, câu chuyện, họ sẽ khiến cho cả thế hệ trẻ ảnh hưởng. Chính vì thế, trách nhiệm của những nhà xuất bản sách cũng vô cùng quan trọng. Tôi thiết nghĩ rằng, họ đừng nên vì đồng tiền, vì những lợi ích trước mắt mà đầu độc giới trẻ".

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), hiện nay, ngôn ngữ tuổi teen là một vấn đề đang

được xã hội đặc biệt quan tâm. Vẫn biết là ngôn ngữ luôn biến chuyển theo sự phát triển của xã hội nhưng sự biến chuyển đó luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Nhiều sự biến chuyển trong ngôn ngữ tuổi teen tồi tệ đến mức tạo thành "rác rưởi" trong ngôn ngữ. Chúng ta đang làm hết sức để hạn chế những mặt tiêu cực nàỵ Chính vì thế, một nhà xuất bản nào muốn in ấn các tác phẩm của mình cũng phải hết sức cân nhắc, nên đưa và không đưa cái gì vào và đưa bằng cách nàọ

PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn còn cho rằng: "Chúng ta không nên khuếch trương, đưa vào một tài liệu chính thức những cụm từ như Bộ đội phải chơi trội, Ăn chơi không sợ mưa rơị.. Bởi vì, việc in ấn những tác phẩm có câu nói như thế vô tình đã tiếp tay cho những tiêu cực trong ngôn ngữ ngày càng lan rộng. Những câu được coi như thành ngữ này nếu các bạn trẻ nói chuyện vui với nhau ngoài đời thì có thể tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, minh họa bằng tranh ảnh nữa thì mặt tiêu cực sẽ lại tăng lên gấp đôi, có sức ảnh hưởng gấp nhiều lần. Chính vì thế, tác giả và nhà xuất bản của cuốn sách trên đã làm một việc thiếu cẩn trọng khi xuất bản cuốn sách này".

Cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái haỵ Bên cạnh những cái tích cực thì vẫn còn tồn tại những cái tiêu cực cần đáng phê bình. Tổng hợp từ các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, điều mà các nhà hoạt động giáo dục lo ngại đó là việc nhiều bạn trẻ sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, “lạm phát” sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng quái dị, kì quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách. Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ, khác người, thích “cá tính” mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” của đời sống ngôn ngữ. Tuy nhiên, cái gì cũng có quy luật của nó, và bản thân ngôn ngữ cũng vậỵ Giống như gen di truyền, ngôn ngữ phải trải qua một áp lực sàng lọc để chỉ còn tồn tại những từ phù hợp nhất, những từ không phù hợp sẽ bị đào thải và triệt tiêu theo thời gian.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 49)