Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 30 - 32)

Sau khi thống kê, khảo sát và tiến hành phân loại, chúng tôi nhận thấy, giới trẻ vẫn dựa trên quy tắc và mô hình quen thuộc như đối, so sánh, hòa âm, nói lái,… vốn quen thuộc trong dân gian để sáng tạo nên những câu thành ngữ mớị Dựa trên tư liệu chúng tôi đã phân tích thành ngữ thành 4 loại: thành ngữ có cấu trúc đối xứng (6/112 “biến thể” thành ngữ, chiếm 5,3%), thành ngữ có cấu trúc so sánh (34/112 “biến thể” thành ngữ, chiếm 30,4%), thành ngữ có kết cấu là cụm từ chính phụ (34/112 “biến thể” thành ngữ , chiếm 30,4%) và thành ngữ có kết cấu câu hoặc ở dạng câu tĩnh lược (38/112 “biến thể” thành ngữ, chiếm 33,9%). Theo như lời nhận xét của nhà thơ Lê Hiếu Nhơn cho rằng: “Mỗi thời đại có một số thành ngữ riêng. Thành ngữ hiện đại phần nào hé lộ người Việt ở thế kỷ XXI có cuộc sống sôi nổi hơn, nhộn nhịp hơn, dí dỏm hơn. Mặt khác, thành ngữ hiện đại còn có tính chất châm biếm, giễu nhại, cợt đùạ Một con người biết tự cười mình là một con người đang trưởng thành, và một dân tộc đang biết tự cười mình là một dân tộc đang trưởng thành”. Như vậy, việc hình thành nên những câu thành ngữ mới trên nền tảng vốn có trong kho tàng văn hóa dân gian kết hợp với việc phản ánh nhận thức

về cuộc sống của giới trẻ hiên nay phù hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ nói chung và xã hội nói riêng. Chúng tôi thiết nghĩ cần lắm những con người dám nghĩ, dám làm; sai thì sửa chứ cứ ngồi chờ được cấp phép rồi mới sử dụng thì bao giờ tiếng Việt mới phát triển kịp để phản ánh sự thay đổi không ngừng trong xã hội hiện naỵ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 30 - 32)