Dấu ấn xã hội đương đại dưới góc nhìn giễu nhại, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 32 - 39)

Bất kỳ hình thái xã hội nào, để tồn tại cho đến ngày nay, nó đều phải dựa trên cái cũ và phát triển thêm cái mới theo quy luật phủ định của phủ định của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ngôn ngữ cũng vận động và phát triển từ từ theo hình xoắn ốc, liên tục, không theo con đường phá hủy hay phủ định sạch trơn ngôn ngữ hiện có để tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố căn bản ngôn ngữ hiện có.

Cái mới ra đời từ nhu cầu thẩm mỹ nào đó và phải được thử thách qua thời gian. Cho nên sự chuyển biến từ tính chất này qua tính chất khác của ngôn ngữ, tuyệt nhiên không diễn ra bằng cách bùng nổ, đột biến phá hủy cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần tự, lâu dài, tích góp những yếu tố tạo nên tính chất mới, cơ cấu mới của ngôn ngữ bằng cách tiêu ma dần những yếu tố tiêu cực của tính chất cũ. Dĩ nhiên độ bền vững của cái mới như một tiêu chí, chứng tỏ tính có giá trị của sự kiếm tìm, và là câu trả lời khẳng định bản lĩnh cần thiết của một diện mạo mớị Thực tiễn cũng tham gia, để xác định đầy đủ sự vật này mới hay không mớị Cái mới vừa là phạm trù thẩm mỹ vừa là phạm trù lịch sử. Cái mới trong ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là cái “có tương lai” và thúc đẩy sự tiến bộ của ngôn ngữ, mở ra trào lưu, khuynh hướng sáng tạo mớị Cái mới là tất cả những gì nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội mới, tồn tại đối lập với cái cũ.

Nhưng cái cũ không hẳn đã cản trở sự phát triển của ngôn ngữ: nhiều cái cũ mang dấu ấn văn hoá thời đại quá khứ, dấu ấn cá tính sáng tạo của tác giả, trở thành cái “cổ điển”. Cái cũ, trước hết, rất quen thuộc. Nó gần gũi và có khi trở thành truyền thống ăn sâu vào tiềm thức. Cái mới đích thực luôn biểu hiện một cái “Tôi” văn hoá, một cái “Tôi” sáng tạo cụ thể. Không có cái mới nào trong tính biện chứng của nó lại không kế thừa cái cũ, hấp thu, cải tạo trên cơ sở cái cũ. Trong ngôn ngữ (cũng như các hiện tượng khác diễn ra trong đời sống xã hội), cái mới này luôn bị thay thế bởi cái mới khác. Cái mới đích thực thể hiện bước phát triển cao của nghệ

thuật, tự thân hoàn thiện để trở thành mẫu mực, nó không chỉ thuộc về hiện tại mà thuộc về nền văn hoá nghệ thuật tương laị Đó là cái mới của mọi thời, chứ không phải cái mới nhất thời, nhanh chóng tàn lụi[20].

Không phải cái mới nào cũng là sản phẩm của những tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, tình cảm đạo đức chân chính. Mục tiêu cuối cùng của cái mới là hình thành cái “Tôi”. Khả năng bật ra cái mới phụ thuộc vào cái “Tôi”. Người nghệ sĩ đã có “nét riêng” trong cách biểu đạt, khám phá, kiến trúc tác phẩm, nhưng phải luôn đổi mới, nếu không sẽ lặp lại chính mình và trở nên nhàm chán. Muốn vậy, không còn cách nào khác ngoài việc nỗ lực cách tân, tìm kiếm một sự thể hiện riêng trong nghệ thuật dựa trên một vài kiểu mẫu để sáng tạo ra những quy tắc hoàn toàn mới, những tác phẩm có giá trị cho nghệ thuật. Lịch sử văn học và xã hội Việt Nam đã từng chứng kiến một nền văn học bình dân tồn tại song song với nền văn học bác học nhưng nó không hề bị lu mờ mà còn phát triển rực rỡ với một kho tàng ca dao dân ca, tục ngữ, thành ngữ… đồ sộ, là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc trường tồn mãi với thời gian. Trong nền văn học trung đại, tính quy phạm với những khuôn hình, kiểu mẫu đã thành công thức chi phối quá trình sáng tác. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số nhà thơ một mặt tuân theo những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật: tính sùng cổ, tính tượng trưng và ước lệ; sáng tác với tính quy phạm chặt chẽ; mặt khác, luôn tìm cách phá vỡ tính quy phạm, giải phóng cái “Tôi” để tạo nên những sáng tạo độc đáọ Tiêu biểu là “hiện tượng” thơ Nôm Hồ Xuân Hương, mặc dù sáng tác theo thể Đường thi nhưng lại sử dụng lối nói dân gian, ngôn liệu dân gian nên thơ bà vừa có được chất bác học uyên thâm vừa kết hợp hài hòa tính dân dã. Phải chăng chính điều đó đã mang lại cho thơ bà sức sống xuyên suốt mọi thời đạỉ Văn học, ngôn ngữ từ cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XIX xuất hiện nhiều hình thức cách tân trong việc sử dụng ngôn từ. Nhà văn trẻ sử dụng ngôn ngữ đầy biến hóa, tạo nên những mô hình trò chơi ngữ nghĩa với tổ chức âm/nghĩa mới lạ, độc đáọ Cách xếp đặt ngữ âm trong thơ giai đoạn này được tác giả Nguyễn Đăng Điệp ví như một “trò chơi”. Các trò chơi ngôn ngữ không có những quy tắc trong bản thân chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận mặc nhiên hay minh nhiên giữa những người tham gia cuộc chơị Một số cây bút có nhiều bài thơ tiêu biểu cho cách tổ chức trò

chơi ngữ âm này là Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Lê Đạt, Trần Dần, Vi Thùy Linh… Trò chơi ngữ âm trong thơ đã góp phần tạo nên sự thú vị cho người thưởng thức:

Mây may thu mắt thủy mặc hồ Nét thảo biếc đậm mày quá khứ Nắng nhạt bước thon hè tình sử Jin xổ dài

khăn chấm đỏ bụi mưa

(Thủy mặc – Lê Ðạt)

Trong khi đó, dòng chảy của khẩu ngữ sinh hoạt, văn hóa mạng cũng chứng kiến sự bùng nổ của ngôn ngữ @ khi được giới trẻ sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, tin nhắn,… như một thứ trào lưu thời thượng. Trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sỹ trẻ Nguyễn Thành Phong, các câu thành ngữ, tục ngữ của “thế hệ A còng” lần đầu tiên được thu thập một cách khá hệ thống. Cấu trúc so sánh là một trong những mô hình quen thuộc của thành ngữ tiếng Việt. Một loạt câu tự sáng tác (hoặc tự cải biên) của các bạn trẻ: Chảnh như con cá cảnh; Bực như con mực; Buồn như con chuồn chuồn; Già như quả cà; Dốt như con tốt; Tào lao bí đao; Lạnh lùng con thạch sùng... Kiểu cấu tạo dựa trên cách nói vui đùa, tếu táo của giới trẻ trong những lúc trêu chọc, bỡn cợt vô tình “rơi” vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt bởi tính logic và sự liên tưởng ngộ nghĩnh của thế hệ được coi là “trẻ người non dạ”.

Sự hài hước, tếu táo được thể hiện rõ nhưng cũng không phải xa rời thực tế xã hộị Đằng sau tiếng cười để cho vui, giải tỏa stress, để khôi phục sức lao động và những hao tổn trí tuệ đó, giới trẻ còn khéo léo lồng ghép vào đó những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng của xã hội đương thời, chẳng hạn như vấn đề giới tính: Đẹp trai nhưng hai phai; lối sống thực dụng: Tôi yêu Việt Nam…đồng, Trăm lời anh nói không bằng làn khói A còng; săn bắn động vật quý hiếm: Ác như con tê giác, Đau khổ như con hổ, Khôn như con chồn; Tệ nạn xã hội: Miệt mài quay tay vận may sẽ đế, Sáng soi, trưa đánh, chiều chờ/Cầm tờ kết quả cứ đờ mặt ra, bệnh thời đại: Đã

xấu lại còn xa/Đã siđa lại còn xông pha hiến máu, Không phải chú dốt mà mẹ chú quên cho I ốt vào canh; dân số: Thuận vợ thuận chồng/Đông con mệt quá; bạo lực, bạo hành: Dã man con ngan, Yêu nhau trong sáng/Phang nhau trong tối;… Bức tranh xã hội với nhiều gam màu hiện lên không chỉ qua ngôn ngữ mà còn được họa sỹ Thành Phong tái hiện qua từng bức tranh sinh động để giúp độc giả dễ dàng theo dõị Mỗi bức tranh ấy như những mảnh ghép và cả cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam đương đại được thu nhỏ với những đường nét được gợi lên từ chính hiện thực cuộc sống.

Có nhiều câu được lắp ghép vần vè, các vế không liên quan đến nhau chỉ nhằm mục đích mua vui, giải trí nhưng không phải là không có đóng góp về mặt ngôn từ cho tiếng Việt. Bên cạnh những từ ngữ được dùng phổ biến mang tính toàn dân thì chúng ta còn cóp nhặt được thêm nhiều từ ngữ mới xuất hiện trong thời buổi công nghệ hiện đại: ống bơ, Iốt, máy bay, phi công, hiến máu, A còng, .com,… hoặc giới thiệu và mở rộng phạm vi sử dụng của một số từ được hiểu theo nghĩa mới để góp phần gia tăng vốn từ, làm cho tiếng Việt của chúng ta thêm phong phú. Chẳng hạn như từ “kết” (Nghĩa gốc: xâu chuỗi) hay “phang” (Nghĩa gốc: đánh) nhưng trong câu “ Hôm nay dễ mất điện, kết em lộc phát nổ đĩa, phang thôi” thì nghĩa của những từ đó hàm chứa nét nghĩa mớị Tìm hiểu qua “dân chơi” mới biết câu đó có nghĩa là kết quả giải đặc biệt hôm sau giống hôm trước, cùng về một số 68 (lộc phát) chẳng hạn, dân chơi lô đề gọi là “mất điện”, còn “kết nổ đĩa” ý nói họ suy đoán và rất thích cái con số 68 đó; “phang” nghĩa là đánh đề, đặt cửa, giống như “xuống tiền”, “vào tiền”. Điều đó tạo cơ hội cho tiếng lóng đang phát triển nhanh chóng, nở rộ trong đời sống giao tiếp của mọi tầng lớp xã hộị

Một vài thành ngữ theo cấu trúc khác, như: Đâu có đó, thịt chó có mắm tôm; Chuẩn không cần chỉnh; Bó tay chấm com; Tinh tướng ăn khoai nướng... cũng có thể được coi là một số “phát hiện” nho nhỏ và bước đầu đem lại những sắc thái nghĩa nhất định.

Thời nào cũng vậy, tiêu cực của xã hội luôn là vấn đề còn tồn đọng. Nếu như ở thời phong kiến, tiêu cực xã hội thể hiện ở chỗ: Mua quan bán tước, Con ông cháu cha…thì ở thời hiện đại, tiêu cực thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Chẳng hạn như “Đời

rất dở, nhưng vẫn phải niềm nở” tác giả minh họa thêm cho câu nói bằng hình ảnh bà chủ quán phải cúi đầu trước “thượng đế” khó tính, cậy có tiền mà hoạnh họe này nọ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng được như ý mình mong muốn vì thế để dễ thích nghi mỗi một chúng ta vẫn phải cố tạo cho mình một vỏ bọc giả tạo để tiếp tục vào vai như những diễn viên kiểu “làm dâu trăm họ” âu cũng vì miếng cơm manh áọ Câu nói gợi cho ta nhớ đến truyện ngắn “Người cô độc” của nhà văn Lỗ Tấn viết về nhân vật Ngụy Liên Thù. Anh là người không can tâm hùa theo thế tục, tự mình xây nên một “ổ kén” và tự giam mình tại đó. Thế nhưng sự thực không cho anh cách biệt với xã hộị Những lời vu cáo đeo đuổi anh, sự thất nghiệp dồn ép anh, cuối cùng anh bắt buộc phải cúi đầu trước hoàn cảnh. Vứt bỏ lý tưởng và đầu hàng với “thực tế”, anh đi làm cố vấn cho một viên sư trưởng trong hàng ngũ quân phiệt, anh phải khom lưng uốn gối, làm tất cả những gì mà trước đây anh căm ghét, anh phản đốị Mọi người chung quanh tâng bốc anh, ngợi ca anh, anh đã thắng! Thế nhưng trên thực tế anh luôn phải sống trong sự đấu tranh, giằn vặt của lương tâm. Anh cảm thấy mình như một người thừa, một con rối mua vui cho người; trong bế tắc, mệt mỏi anh tìm đến cái chết như để chấm dứt cuộc sống giả tạo ấy để tìm lại cái “tôi” của mình. Trong cuộc sống hằng ngày, vẫn còn đó những “Ngụy Liên Thù”, những “AQ” nhưng liệu ai có đủ dũng cảm vượt lên hoàn cảnh để đi tìm lại cái “tôi” cá nhân của mình hay cũng chỉ mãi là kẻ chấp nhận “bán linh hồn của mình cho quỷ dữ”, bị đồng tiền chi phối, sai khiến.

Trong đời sống người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, con người cá nhân luôn luôn phụ thuộc vào cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội thời hội nhập, đặc biệt chịu sự chi phối của văn hóa phương Tây với đỉnh cao là chủ nghĩa cá nhân và hệ quả của nó là lối sống thực dụng đang dần ăn sâu vào ý thức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Hưởng thụ vật chất và thói vị kỷ như những “ký sinh trùng” làm cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Điều đó thể hiện rõ qua cách sống và suy nghĩa của môt bộ phận không nhỏ trong thế hệ trẻ. Họ nhiệt tình, hăm hở chăm sóc cho cái vẻ bề ngoài của mình kiểu “Xấu nhưng biết phấn đấu” và chỉ chú tâm tới ăn chơị Thú “ăn chơi bất cần thân thể” là một lối sống khá phổ biến hiện nay trong giới trẻ. Người trẻ tìm khẳng định

mình trong cách ăn mặc model, đi xe phân khối lớn, xài hàng hiệụ Câu: “Ngồi xế hộp – nộp thuế bar – ca di động” đã trở thành tiêu chuẩn và lý tưởng sống của một bộ phận giới trẻ hiện naỵ Không ít người lớn cho rằng: Giới trẻ Việt ngày càng có nhiều người yêu chuộng lối sống vật chất phóng đãng giống như giới trẻ ở phương Tâỵ Cống hiến thì ít mà hưởng thụ thì nhiềụ Họ thực dụng đến nỗi mỗi khi mà gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, gặp phải một chút thử thách như: thất bại trong nghề nghiệp, lận đận về tình duyên, khúc mắc trong quan hệ gia đình, bạn bè, thì cách suy nghĩ của họ cũng bị chao đảo kiểu “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”. Thay vì cố gắng vượt qua để vươn lên thì họ lại buông xuôi và tìm cách giải quyết vấn đề bằng ma túy, tình dục, băng đảng hay bằng cái chết… Họ còn chạy trốn những khó khăn bằng cách tập làm người lớn, tìm đến những thú vui giải trí tiêu cực như như Karaoke ôm, massage ôm, billards ôm, cafe ôm; hay rượu để giải khuâỵ

Bên cạnh lối sống “bất cần đời” để quên đi thực tại hay chối bỏ con người thực của mình thì bạn trẻ còn chơi “lấy tiếng” kiểu “Ăn chơi sợ gì mưa rơi” để chứng tỏ mình là người dám chơi hết mình. Họ lao vào cuộc sống hưởng thụ để chứng tỏ mình sống thực tế, để không mang tiếng là thư sinh, khờ dại, để khỏi mang tiếng là sống mộng mơ với những lý tưởng trên trời, không thực tế, không nuôi sống mình được. Ngay cả ở những lớp bạn trẻ thành đạt, cũng ít người để ý tới việc dấn thân phục vụ mà thay vì đó họ chú tâm tới những điều thực tế hơn như chú tâm tới thành công cá nhân, tới cuộc sống hiện tại của họ như bằng cấp, kiến thức, tình yêu, gia tài, bạn bè, vui chơị Đúng là họ có cặp mắt thực tế, tinh khôn, nhưng có phần ích kỷ hơn. Lý tưởng của họ là làm sao thăng tiến bản thân và đảm bảo đời sống với việc làm ổn định là được. Đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến số người tham gia vào đoàn thể có xu hướng giảm. Nhiều bạn trẻ phát biểu một cách tiêu cực rằng không nhận ra vai trò và giá trị của đoàn thể trong đời sống của họ. Trong khi đó họ hồ hởi tham gia vào các băng nhóm ăn chơi đua đòi kiểu như họ đã quá bận rộn trong việc học hành và mưu sinh, nên không còn thời giờ, tâm trí cho những hoạt động mà họ cho rằng ít cần thiết. Suốt mấy thập niên qua, chúng ta chẳng còn thấy những bức tâm thư, các kiến nghị, các cuộc hội thảo, biểu tình của giới sinh

viên để phản kháng những tệ nạn xã hội, để tranh đấu cho một lý tưởng nhân bản hay để đưa ra một đề nghị cải cách.

Tình yêu và hạnh phúc thời hiện đại cũng bị ảnh hưởng, chi phối bởi những yếu tố về lối sống tiêu cực, tiền tài vật chất. Vấn đề tình yêu, hôn nhân ngày xưa luôn được xem là chuyện hệ trọng cả đời “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội mấy đèo cung qua”; ngày nay, những thứ tình cảm thiêng liêng ấy lại được

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 32 - 39)