Cấu trúc không đối xứng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 28 - 30)

Trong “Sát thủ đầu mưng mủ”, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có cấu trúc không đối xứng xuất hiện chủ yếu ở dạng so sánh.

Thành ngữ có cấu trúc so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép

so sánh với nghĩa biểu trưng kiểu: “Nhanh như cắt”, “Nát như tương”… Những thành ngữ này đã được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt tới như Trương Đông San, Hoàng Văn Hành... Ở đây, bên cạnh việc tiếp thu quan điểm của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi cũng coi những tổ hợp từ được dựng theo quan hệ so sánh hơn kém cũng có thể là thành ngữ có kết cấu so sánh bởi những kiểu thành ngữ này cũng là một tổ hợp từ bền vững, được xây dựng trên một khuôn mẫu nhất định và nghĩa của chúng cũng mang đậm giá trị biểu trưng. Khảo sát trong “Sát thủ đầu mưng mủ”, chúng tôi thấy có 34/112 “biến thể” thành ngữ, có thể phân chia thành:

Thành ngữ so sánh theo quan hệ ngang bằng là thành ngữ sử dụng những

phương tiện so sánh “như, tựa như, tày, tày như…” chủ yếu là sử dụng từ so sánh

“như”. Trong công trình nghiên cứu khoa học của mình, tác giả Hoàng Văn Hành chia thành ngữ so sánh ra làm hai loại: t như B (như B biểu thị mức độ của t: Rách như xơ mướp; Vui như Tết…và như B biểu thị thể cách của t: Chạy như baỵ..) và như B (Biểu thị thuộc tính của A).

Với kiểu cấu trúc này, tôi nhận thấy có 30/112 thành ngữ xuất hiện theo loại thứ nhất: t như B ( trong đó: như B biểu thị mức độ của t). Cụ thể:

- Ác như con tê giác

- Bình thường như cân đường hộp sữa - Buồn như con chuồn chuồn

- Chán như con gián - Chảnh như con cá cảnh - Chuyện nhỏ như con thỏ - Bực như con mực

- Cực như con chó mực - Đau khổ như con hổ - Đen như con mèo hen - Đói như con chó sói - Đơn giản như đan rổ - Dốt như con tốt - Đuối như trái chuối - Ghét như con bọ chét - Già như quả cà

- Hồn nhiên như cô tiên - Im như con chim - Khôn như con chồn - Láo như con cáo - Ngốc như con ốc

- Ngu như con bò còn thích hát hò - Phê như con tê tê

- Sướng như con mực nướng - Thô bỉ như con khỉ

- Tự nhiên như cô tiên - Tự nhiên như thằng điên - Xấu như con gấu

- Xinh như con tinh tinh

Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các

từ so sánh “bằng, không bằng, hơn”. Có 4/112 “biến thể” thành ngữ thuộc loại này từ kết quả khảo sát và chúng có một số khuôn hình cấu tạo cố định như sau:

+Khuôn hình: Trăm A không bằng B

Thành ngữ:

- Trăm nghe không bằng một thấy - Cống rãnh sóng sánh với đại dương

- Trăm lời anh nói không bằng khói xe A còng +Khuôn hình: A bằng B

Thành ngữ:

- Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

Thành ngữ hiện đại:

- Đầu to óc bằng quả nho +Khuôn hình: A hơn B

Khuôn hình: A (t) hơn B (t là thuộc tính đem ra so sánh) Khuôn hình: A hơn B

Thành ngữ:

- Méo mó có hơn không.

Thành ngữ hiện đại:

- Hận đời cắt tóc đi tu

Nghĩ đi, nghĩ lại đi tù sướng hơn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 28 - 30)