Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 46 - 49)

Với tư cách là hiện tượng của xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ có thể hiểu một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta nghiên cứu nó theo sát với lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn ngữ ấy, sáng lập và bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ ấy [44;7].Trong khi xã hội hiện nay không ngừng phát triển, tuân theo quy luật nội tại, tiếng Việt một mặt luôn là một hệ thống cấu trúc ổn định và được phát triển trên nền tảng của sự ổn định ấy, mặt khác, cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, những yếu tố mới luôn nảy sinh và các

yếu tố cũ không phù hợp sẽ bị loại trừ. Để đáp ứng kịp thời cho quá trình giao tiếp trong thời đại hiện nay, quá trình sáng tạo ra ngôn từ mới là phù hợp với quy luật phát triển.

Đã là quy luật thì cần phải tuân theo những khế ước, tập quán được thiết lập bên trong một cộng đồng ngôn ngữ. Các quy luật phát triển của ngôn ngữ không phải chỉ là những quy tắc được hình thành một lần là xong xuôi, hoàn kết, kiên cố mà sẽ còn được bổ sung, thay đổi, kiến tạo và phá bỏ không ngừng. Trước hết, ngôn ngữ @ đã đóng góp cho tiếng Việt một vốn từ mới khá phong phú như: phi công, máy bay, mặt phố, chân dài, đại gia, siđa, hiến máu, phê, xe A còng, hai phai, toa lét,... Hơn nữa, góp thêm nhiều câu thành ngữ hiện đại đáp ứng nhu cầu sử dụng thành ngữ trong giao tiếp của người Việt; từ đó văn hóa, tư duy,... gần gũi với người dân hơn, không lo đến nguy cơ ngày càng bị mai một. Trong khi mọi lo ngại đang hướng về giới trẻ với cách tư duy và sử dụng ngôn ngữ quá khác với truyền thống, thì tại buổi tọa đàm “Ngôn ngữ giới trẻ thời @ qua tranh của họa sĩ Thành Phong” lại nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ phía các nhà ngôn ngữ và các bạn trẻ. Trong bài viết này chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến đồng tình ủng hộ của các chuyên gia đầu ngành ngôn ngữ làm ví dụ minh họa:

Giáo sư Văn Như Cương bày tỏ sự thích thú với lối sáng tạo ngôn ngữ của giới trẻ hiện naỵ Theo ông, những câu nói như “Chảnh như con cá cảnh”, “Đau khổ như con hổ”… mang lại những ý nghĩa quá thú vị và bất ngờ mà lối văn phong truyền thống không thể nào diễn tả được. Và nó thể hiện một sự chuyển đổi từ cái cũ sang cái mớị Vị giáo sư đưa ra ví dụ: Xưa ông cha ta nói “Cái khó bó cái khôn”, ấy là để chỉ cái đói cái nghèo ngăn trở chúng ta thành công trong cuộc sống. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc gặp “cái khó” mới “ló cái khôn”, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn để chiến đấụ Tuy nhiên, nếu cứ đói mãi, cứ khó mãi, thì “Cái khó ló cái ngu”. Ba câu nói thể hiện sự chuyển biến của ba thời kỳ lịch sử khác nhau chứ hoàn toàn không phải là sự biến đổi ngôn ngữ tùy tiện. Chỉ ra những cái đắc địa trong lối sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, GS Văn Như Cương thốt lên: "Làm sao tôi không mê cho được?".

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng, sự xuất hiện của ngôn ngữ mới đôi khi là cách để diễn đạt những sắc thái ý nghĩa mới, mà giới trẻ là những người nhanh nhạy và sáng tạo đã vận dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhaụ Theo ông, những câu tục ngữ của dân gian cũng ra đời trong những bối cảnh rất tự nhiên của đời sống. Từ một hoàn cảnh, một nhu cầu nào đó, dân gian nảy ra những câu nói để diễn đạt cho phù hợp. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viện dẫn câu đồng dao: "Chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo đen..." để ví với trường hợp "Chảnh như con cá cảnh", "Phê như con tê tê”,... cho thấy lối hiệp vần của giới trẻ ngày nay không xa lạ với dân gian.

PGS.TS Phạm Văn Tình đến từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cũng khẳng định, cơ chế của ngôn ngữ là tự “gạn đục khơi trong”, những gì chưa được sẽ tự đào thảị Cũng có những từ ngữ trong truyền thống đã biến thiên theo thời gian, biến đổi hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa nhưng được chấp nhận và sử dụng phổ biến. Ví dụ, lâu nay chúng ta vẫn hiểu đểu cáng có nghĩa là đểu, đểu giả. Tuy nhiên, nghĩa gốc của từ này là chỉ những người gánh thuê (đểu là gánh, cáng là khiêng). Đó chính là cơ chế bổ sung, làm giàu, làm đẹp thêm tiếng Việt. Vì thế, xu hướng làm mới ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là điều hoàn toàn tất yếụ

Đáp lại băn khoăn liệu có nên đưa ngôn ngữ của giới trẻ thời @ vào từ điển, theo PGS.TS Phạm Văn Tình, từ điển Oxford hiện đã đưa vào một số tiếng lóng. Cuộc sống biến đổi và có những thứ con người ta phải chấp nhận. Nói vui từ ví dụ “Chuẩn không cần chỉnh”, PGS.TS Nguyễn Văn Tình cho biết, “chuẩn” chỉ là một phạm trù tương đốị Có những cái ngày xưa là chuẩn nhưng đến hiện tại không còn là chuẩn. Tiếng Việt bao đời nay vẫn đang phát triển và việc du nhập thêm những lối nói, những từ mới là điều hoàn toàn hợp quy luật. Tất nhiên, trường hợp như “Sát thủ đầu mưng mủ” vẫn là một hiện tượng cần dừng lại và xem xét. Và thời gian sẽ đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Vẫn còn không ít băn khoăn đến từ dư luận, nhưng có thể mượn lời của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này bằng việc trích dẫn câu nói nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh: “Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Theo ông, trước hết hãy cảm ơn tiếng Việt. Sau đó, việc sáng tạo,

chọn lọc, tiếp thu những cái hay, đắc địa của ngôn ngữ để làm giàu, làm đẹp thêm cho tiếng Việt chính là việc nằm trong tay những người trẻ hôm naỵ

PGS.TS. Phạm Văn Tình, Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư cho biết: “Việc xới lên một mảng ngôn từ giới trẻ để làm sáng rõ hơn bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết và tiếp tục cần thiết. Tiếng Việt sẽ phong phú thêm, giàu thêm, đẹp thêm chính từ những chắt lọc, bồi đắp ngôn từ theo dòng chảy lịch sử. Cuốn sách này là một sự mở đầu cho việc khai thác mảng từ ngữ đó. Đó chính là một thành công với người làm sách mà chúng ta cần phải trân trọng”.

Tóm lại, trong bối cảnh xã hội đương đại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thiên về đề cao sức sáng tạo của giới trẻ. Trong đó, nhấn mạnh yếu tố hài hước nhưng sau đó là nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Như vậy, giới trẻ không những không quay lưng với những giá trị vốn có của dân tộc như nhiều người nghĩ, mà còn kế thừa, tiếp biến và phát huy, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 46 - 49)