Cái “Tôi” sáng tạo, phá cách của giới trẻ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 44 - 46)

Quá trình hình thành của thành ngữ bộc lộ rõ dấu ấn chủ quan bắt nguồn từ những quan sát, cảm nhận và mang đặc trưng văn hóa, tư duy riêng của dân gian. Chính vì vậy, đó là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc. Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngàỵ Nội dung của thành ngữ chính là tiếng nói và tâm hồn của người dân, do đó nội dung của nó gắn bó với cuộc sống hàng ngày, những kinh nghiệm về sản xuất, về cách nhìn nhận đánh giá con ngườị

Thành ngữ thời hiện đại ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20 và kéo dài cho tới tận bây giờ. Do đó nó thể hiện rõ những biến chuyển trong đời sống văn hóa, xã hội thời kỳ nàỵ Nước Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá. Nếu trong thời kỳ bao cấp dân ta chỉ được tiếp xúc với văn hoá cộng đồng các nước XHCN, trong đó chủ yếu là văn hoá Liên Xô, Trung Quốc. Ngoại ngữ được học trong trường từ phổ thông đến đại học là Trung văn, Nga văn thì đến giai đoạn này nền văn hoá thế giới tràn ngập vào nước ta, trong đó với thế mạnh tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ cập trong giao tiếp và trong nhiều lĩnh vực đã dần dần có có vị trí quan trọng trong sự đào tạo, giáo dục của nước tạ Điều này cắt nghĩa vì sao tiếng Anh lại có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước tạ

Martin Heidegger, một đại diện lớn của triết học ngôn ngữ hiện đại cho rằng: Khám phá cơ chế của ngôn ngữ và mở rộng những giới hạn của nó chính là quá trình con người tự nhận thức về bản thể, mở rộng giới hạn của chính mình. Cái “Tôi” sáng tạo và phá cách của giới trẻ ra đời cùng với quá trình sáng tạo ra những loại ký hiệu, ngôn ngữ để trao đổi với nhau, thậm chí để truyền tải lượng thông tin nhiều nhất với số ký tự ít nhất; hoặc đơn giản, để thể hiện sức tưởng tượng phong phú của mình. Về mặt khách quan, đó là xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, giao thoa các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet… Trong ngôn ngữ, bị chi phối chủ yếu bởi quy luật nội tại và quy luật tiết kiệm. Đó là những quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn,

can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng phải nhượng bộ. Về mặt chủ quan thì tâm lý tò mò, dễ thích và cũng dễ chán cho nên giới trẻ luôn muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Đối với bạn bè, họ muốn được “kính nể” qua thước đo độ “chịu chơi”, sành điệụ Ngày nay, điện thoại di động, máy tính kèm theo hàng loạt những ứng dụng của các phương tiện này là Internet, nhắn tin, chat, trò chơi điện tử… đã trở thành thông dụng được người Việt Nam, đặc biệt giới trẻ, ưa thích. Một trong những ứng dụng quan trọng ra đời là nhắn tin tất phải có một công nghệ nhắn tin kèm theọ Làm sao trong khoảng thời gian ngắn chuyển tải được lượng thông tin cần thiết đến người nhận là một yêu cầụ Đây chính là cơ sở để tạo ra số từ vựng với nhiều cách thức như dùng tiếng lóng, vay mượn tiếng nước ngoài, hay viết tắt không dấu hoặc sử dụng ký hiệụ

Ý thức rằng mình là một thực thể cá biệt, tồn tại độc lập, có giá trị tự thân, đó chính là hạt nhân đầu tiên trong tư tưởng cá nhân của con ngườị Truyền thống, thói quen, sinh hoạt cộng đồng... luôn luôn là một thứ áp lực lớn, thử thách bản lĩnh cá nhân. Dưới sức ép ấy, giá trị của cá nhân thường bị qui định bởi giá trị của cộng đồng. Phạm trù cá nhân chỉ thực sự xuất hiện khi có những tiền đề triết học cũng như tiền đề tâm lí – xã hội nhất định. Cá nhân bắt rễ trước tiên ở cái tiềm năng sơ thuỷ bên trong cho rằng mỗi người đều có thể thể hiện tiềm năng này bằng cách biểu lộ mình trong việc thể hiện những cứu cánh riêng của mình. Tính chính đáng hiển nhiên này được xác định cái quyền tự nhiên của cá nhân là kẻ sáng tạo ra chính cuộc sống của mình mà không bị ép buộc - và kẻ sáng tạo ra chính bản sắc mình mà không thấy nó bị áp đặt bởi những sở thuộc không do mình chọn. Ngôn ngữ @ diễn đạt cảm xúc một cách chân thật một cách dễ dàng, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái khi chia sẻ cảm xúc. Đặc biệt khi guồng quay cuộc sống ngày một hối hả vì áp lực từ học tập, công việc, xã hội,… làm cho con người ta trở nên đầy tâm trạng, thậm chí là mắc chứng stress, khi đó nhu cầu chia sẽ tâm tư tình cảm như một liều thuốc để giải tỏa áp lực. Từ đó, những bạn trẻ, những con người không ngừng học hỏi để tìm kiếm cái mới mẻ đáp ứng nhu cầu của chính họ và ngôn ngữ @ của teen chính là thứ công cụ mới giúp họ giải quyết vấn đề truyền đi sóng cảm xúc của

bản thân tới người khác. Sự đơn giản và ngộ nghĩnh của các biểu tượng là đặc điểm luôn được các bạn ưa chuộng, nó giảm đi những cảm xúc đau buồn.

Rõ ràng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, ngôn ngữ chat còn sáng tạo nên một vốn từ mới cho tiếng Việt qua những câu nói hài hước, mang ý nghĩa giải trí, người ta có thể cười vì một câu nói vu vơ “Buồn như con chuồn chuồn” hay “Chán như con gián”, bởi lẽ hai đối tượng được so sánh ở trong câu nói chẳng ăn nhập gì với nhau ngoài hợp âm; người ta cũng có thể cười khi nghĩ một cách tích cực về câu thành ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ” bởi lẽ nếu dùng nó để phê phán, mỉa mai “bệnh vô cảm” hiện naỵ

“Sát thủ đầu mưng mủ” chỉ là một ví dụ tiêu biểu về biến thể của thành ngữ Việt Nam được giới trẻ sử dụng không phải mới hoàn toàn mà được dựa trên kho từ vựng tiếng Việt và những mô hình có sẵn, đánh dấu một hướng rẽ trong sự phát triển của tiếng Việt để phù hợp với thời đại số. Đây là sản phẩm do các bạn tuổi teen sáng tạo ra vì vậy nó dĩ nhiên phải có sự tươi mới, cá tính. Có thể thừa nhận đây cũng là một trong những mặt tích cực của ngôn ngữ @ bởi nó mang hơi thở của tuổi trẻ, luôn tràn đầy sức sống. Vì thế cách các bạn trẻ sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng là cách các bạn thể hiện cá tính và cái “Tôi” của mình như nhà văn Văn Giá đã khẳng định: “Phải thừa nhận rằng cách sử dụng ngôn ngữ thông minh, linh hoạt, và năng động của các em làm cho ngôn ngữ không bị đóng băng cằn cỗi mà trở nên sinh động hơn”.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 44 - 46)