Đất nước Việt Nam đã thực sự đã bước vào thời đại toàn cầu hóa, dưới tác động của những tiến bộ trong khoa học – công nghệ tạo ra sự giao lưu rộng rãi diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế đã kéo theo xu hướng toàn cầu hóa trong văn hóa, ngôn ngữ, xã hộị.. Theo quan điểm của chúng tôi, dù muốn hay không, toàn cầu hóa nói chung, “toàn cầu hóa văn hóa” và “toàn cầu hóa ngôn ngữ” nói riêng, hiện đang là xu hướng không thể nào đảo ngược được.
Do đó, những biến đổi về ngôn ngữ dân tộc trong kỷ nguyên hội nhập như một hiện tượng tất yếu mang tính hai mặt. Tất yếu nên không thể và không nên chọn thái độ tự vệ chống lại, mà nên đối mặt và chấp nhận. Mang tính hai mặt nên việc phát huy mặt tích cực của nó cần coi trọng ngang với việc chuẩn hóa, giữ gìn. Văn hoá và ngôn ngữ là tài sản của toàn dân, nên việc chuẩn hóa phải được tiến hành hết sức thận trọng, không chỉ trên cơ sở kết quả nghiên cứu của giới khoa học và vai trò quyết định của chính quyền, mà còn phải tôn trọng sự đóng góp của cộng đồng, cả trẻ lẫn già, cả bình dân lẫn bác học. Đừng vội coi tất cả những thứ không bình thường là sai chuẩn, mà cần xem độ phổ biến của hiện tượng đó đến mức nào, khuynh hướng của nó ra saọ Đừng nên quá lo lắng và phóng đại các nguy cơ bởi vì ngôn ngữ như một cơ thể sống luôn biết tự nó điều chỉnh.
Hiện tượng “Sát thủ đầu mưng mủ” không chỉ để vui như nhiều người nhận xét mà có một giá trị độc đáo và sáng tạo nhất định về mặt sưu tầm ngôn ngữ và hình ảnh. Chúng ta vẫn quen theo cách những gì khó quản lý hoặc gây nhiều dư luận thì cấm luôn cho an toàn thay vì để cho các đơn vị có cơ hội rút kinh nghiệm và sửa saị Nhưng trên thực tế, càng cấm các em lại càng muốn sử dụng, bởi vì đó là xu hướng chung và tâm lý “tò mò” muốn khám phá sẽ thúc đẩy giới trẻ hình thành nên nhiều hình thức mới: công khai, bán công khai,…Việc không tuân theo quy luật tự nhiên của ngôn ngữ sẽ làm cho các sản phẩm văn hóa nghệ thuật khó phát triển trong khi công chúng luôn thiếu những sản phẩm tinh thần độc đáo và sáng tạo như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội bày tỏ: “Thú thực, đọc những câu thành ngữ mới đó, với nhiều người, trong đó có tôi, còn thấy khoái cảm về ngôn ngữ và tinh thần hơn đọc nhiều bài viết xơ cứng nội dung và nghèo nàn câu chữ”. Điều đáng mừng là tác giả và công ty xuất bản sách đã biết tôn trọng,
lắng nghe những lời khuyên chân thành từ phía độc giả và kịp thời sửa chữa cho phù hợp. “Phê như con tê tê”, “Chùm tranh biếm họa về giao thông” là những minh chứng cụ thể cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ trẻ góp sức mình vào sự tiến bộ xã hội; được nhiều người ủng hộ. Cũng từ đây, xu hướng cổ động kiểu thành ngữ bằng tranh đang được nhiều người yêu chuộng, tiêu biểu là chùm ảnh “Thanh niên chuẩn thời @” của Th.s tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu gồm 20 bức tranh vẽ chì, có kết cấu theo kiểu nói vần điệu đang được các bạn trẻ yêu thích, sử dụng phổ biến, nhưng có nội dung mới, gắn liền với các thông điệp đầy ý nghĩạ Gần đây trên truyền hình xuất hiện nhiều format phim sitcom vui nhộn như 5s online; Thư giãn cuối tuần, Táo quân… với nhiều tình huống hài hước, hóm hỉnh, sử dụng nhiều thành ngữ hiện đại trong lời thoại để mang đến cho khán giả những giây phút thư giãn; đồng thời thông qua đó giúp người xem phần nào nắm bắt được tình hình xã hội với nhiều sự kiện nóng bỏng như vụ bạo hành trẻ em ở nhà trẻ Phương Anh; lối sống thực dụng của giới trẻ hiện đại; tình hình Biển Đông… thu hút nhiều người xem.
Tóm lại, một trong những thành tựu quan trọng bậc nhất của toàn cầu hóa và hội nhập là quá trình dân chủ hóa, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Ngôn ngữ là một hiện tượng đặc biệt, nó không chấp nhận quyền lực, mà chỉ tuân theo những quy luật văn hoá do đó có thể thấy chưa bao giờ ngôn ngữ được phát triển dân chủ, đa dạng, phong phú như ngày naỵ Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập góp phần đẩy nhanh tốc độ giao thoa văn hóa, đặc biệt làm tăng khả năng lựa chọn, làm giàu ngôn ngữ, góp phần gia tăng vốn từ cho tiếng Việt. Trước tình hình đó, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần phải hết sức tỉnh táo, không nên hùa theo vì hùa theo là làm thay đổi mình quá nhanh. Cũng không nên chống lại, vì chống lại là không thể, vô ích và có hạị Trước những thay đổi lớn lao của xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng, giới trẻ có nhiều cách để thích ứng với môi trường mớị Họ có những sáng tạo, phá cách, trong đó có lời ăn tiếng nói để phù hợp, thích ứng với thời đạị Sự bồng bột là có. Nhưng sự nghiêm túc không phải là không. Chúng tôi thiết nghĩ cần bình tĩnh, lắng nghe tiếng nói của họ, có thế chúng ta mới có thể cùng nhau hướng tới một tiếng nói chung của ngôn ngữ toàn dân.
3.3.2 Đề xuất
Trước những sự thay đổi liên tục của ngôn ngữ chúng ta cần phải bình tĩnh, không nên nóng nảy, đổ lỗi cho bất cứ ai; càng không nên đổ thừa cho ngôn ngữ. Bởi trước những biến động, đổi thay của các giá trị xã hội, ngôn ngữ chỉ thực hiện vai trò phản ánh của mình như là một kiểu sao chụp bộ mặt hiện thực theo phong cách và đặc trưng riêng. Chúng ta cần hiểu và nắm vững các quy luật phát triển tâm lý của giới trẻ cũng như tiến trình trình kế thừa và phát triển của ngôn ngữ. Mạnh dạn ghi nhận những sáng tạo góp phần làm giàu tiếng Việt để động viên, khích lệ; bên cạnh đó cũng cần đưa ra định hướng, biện pháp để đẩy lùi những “sáng tạo” chưa thực sự tích cực; từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống chỉnh tả, khắc phục những hạn chế, bất hợp lý còn tồn đọng của hệ thống chữ viết, phát âm nhằm làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt. Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần giảm thiểu những bất hợp lý trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay:
Từ góc độ khách quan, chúng tôi nhận thấy gia đình và nhà trường là những lực lượng giáo dục cần nắm bắt đặc điểm tâm lý của giới trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp; đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng.
Về phía gia đình, cần quan tâm, gần gũi, trò chuyện để hiểu được suy nghĩ của các em. Trong giao tiếp, đối nhân xử thế, cha mẹ phải luôn luôn gương mẫụ Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trang bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Về phía nhà trường, nhà giáo dục là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Cần phải biết kết hợp, sử dụng các
biện pháp sư phạm để kích thích các em nêu lên quan điểm của chính mình như dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp đồng, dạy học dự án,… Bên cạnh đó, xây dựng môi trường giáo dục tiến bộ như trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức nhiều hoạt động tập thể bổ ích, lý thú như ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp,… nhằm thu hút các em tham gia, tránh bị các tổ chức ngoài nhà trường lôi kéo, dụ giỗ.
Một xã hội văn minh, không cho phép chấp nhận, thậm chí bị tẩy chay với những phát ngôn “gây sốc” của những người nổi tiếng. Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hộị Ví dụ ở các trang báo có số lượng người đọc phần lớn là giới trẻ như 2saọnet; Kênh14.vn; Hoahoctrọcom;... nên sử dụng hệ thống từ ngữ chuẩn, những câu thành ngữ sành điệu hay, gần gũi với giới trẻ; không nên quá lạm dụng từ nước ngoài hay sử dụng tiếng lóng bừa bãi, thiếu chọn lọc. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn. Trên các diễn đàn (forum) cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng các thành viên tham gia diễn đàn có ý thức tích cực với những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, bên cạnh đó tổ chức thêm các sân chơi ngôn ngữ để thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ tham giạ
Chúng ta, thế hệ trẻ, tương lai sẽ là chủ nhân của đất nước, được giáo dục và đào tạo bài bản, do đó chúng ta nên ứng xử làm sao cho đúng với tư cách của những người có văn hóạ Nhân dân ta đang ra sức cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy văn minh ở đây chính là những việc làm thiết thực, xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân mà trước hết chính là việc sử dụng đúng tiếng Việt tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, ví dụ như: Trong phạm vi nhà trường, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong việc đọc, viết đúng tiếng Việt; cư xử lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè. Khi nhắn tin hoặc trò chuyện thì chúng ta được phép “phá vỡ” như viết không dấu, sử dụng tiếng lóng, thành ngữ hiện đại tuy nhiên điều đó còn phải tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Nắm được những điều đó, giới trẻ vừa góp phần phát triển tiếng Việt, vừa giữ được phong cách hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ. Ngoài ra, mỗi bạn trẻ cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi
trường tích cực như trường, lớp, đoàn hộị Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc, không cổ xúy, chạy theo những xu hướng đi ngược lại thuần phong mỹ tục.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thuở dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ đồng hóa nhưng Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Bởi thực tế ngôn ngữ không ngừng sản sinh, thanh lọc, điều chỉnh cho phù hợp. Việc tiếp thu những cái mới và xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp luôn là hai phép cộng và trừ gắn liên với quy luật phát triển của ngôn ngữ. Một cá nhân không thể thay đổi được ngôn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định hướng cho ngôn ngữ đó phát triển như thế nàọ Điều đó, không nằm ngoài ý muốn chủ quan của con ngườị Một quốc gia có chính sách ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho ngôn ngữ của quốc gia đó lớn mạnh và vì vậy, khi nói đến ngôn ngữ của một “tầng lớp” nào đó trong xã hội, nó sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của ngôn ngữ xã hội đó. Vì thế, cần có một lỗ lực chung của cả cộng đồng ngôn ngữ không riêng gì nhà trường, gia đình, hay bản thân thế hệ trẻ.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá và hội nhập là xu hướng hòa nhập vào cái chung (quốc tế), nó làm phát sinh ra phản lực là sự thu hẹp (thậm chí triệt tiêu) cái riêng (dân tộc), trước hết là văn hoá và ngôn ngữ. Trung bình cứ khoảng 2 tuần, thế giới lại bị mất đi một ngôn ngữ; chỉ riêng ở Nga, từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay đã có ít nhất 20 ngôn ngữ diệt vong. Nguy cơ thu hẹp hoặc triệt tiêu cái riêng đến lượt mình làm phát sinh ra phản lực tiếp theo là nhu cầu bảo tồn. Ngôn ngữ là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc, nơi lưu giữ ký ức của dân tộc cùng vô vàn thông tin văn hoá. Song suy cho cùng, tất cả những điều đó đều là những giá trị phụ, chức năng phụ của ngôn ngữ. Chức năng làm công cụ giao tiếp mới là chức năng chính duy nhất không ai phủ nhận được của ngôn ngữ. Đối với phạm vi quốc tế, sự đa dạng của ngôn ngữ tuy có giá trị là cái chỉ báo cho sự phong phú về văn hoá, nhưng xin đừng quên rằng mặt phản giá trị của nó còn lớn hơn – đó chính là rào cản lớn nhất cho việc giao tiếp, là tháp Babilon chia rẽ nhân loại, cản trở hội nhập. Vì vậy mặt tích cực của toàn cầu hoá ngôn ngữ chính là việc phá bỏ rào cản nàỵ Đối với trong nước, việc không có tiếng nói chung về mặt ngôn ngữ sẽ càng làm gia tăng khoảng cách khác biệt giữa các thế hệ, các vùng miền. Tuy nhiên cần phải nhận thấy những biến đổi về ngôn ngữ dân tộc trong kỷ nguyên hội nhập là hiên tượng tất yếu mang tính hai mặt. Vì là tất yếu nên không thể và không nên chọn thái độ tự vệ chống lại, mà nên đối mặt và chấp nhận. Mang tính hai mặt nên việc phát huy mặt tích cực của nó cần coi trọng nhiều hơn.
Trong ngôn ngữ, gọi là sinh ngữ, thì nó có đời sống riêng của nó, phản ánh đời sống xã hội, ngăn cản cuộc sống bình thường của một ngôn ngữ là điều không thể vì nó phản ánh tất cả những tư duy và những suy nghĩ của người dân và của giới trẻ, vì vậy không có cách gì ngăn cản nó tồn tạị Ngôn từ giới trẻ thời nay là điều rất mới của đời sống, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm và cái nhìn của thế hệ trẻ về việc kế thừa, giữ gìn và phát huy những sản phẩm tinh túy mà cha ông để lại. Heidegger đã từng nói rằng: “Trong ngôn ngữ chỉ có một quy luật, ấy là quy luật của người dùng”. Những “biến thể” thành ngữ được sưu tập trong “Sát thủ đầu mưng mủ” chỉ
mới là một phần rất nhỏ trong thế giới ngôn ngữ phức tạp do giới trẻ sáng tạọ Đừng vội coi tất cả những thứ không bình thường là sai chuẩn, lệch lạc, đáng lên án mà cần xem độ phổ biến của hiện tượng đó đến mức nào, khuynh hướng của nó ra saọ Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc đã từng nói: “Trên đời thực chất không có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”, ngôn ngữ cũng vậỵ Không phải sản phẩm trí tuệ dân gian nào cũng được chấp nhận mà tự nó sẽ có quy luật đào thải, chọn lọc tự nhiên, cần bình tĩnh xem xét hiện tượng ngôn ngữ nàỵ Bởi ngôn ngữ nào cũng có đời sống riêng của nó, nên bình tĩnh nhận định, xem xét để thấy được hạt nhân chân lý của ngôn ngữ, từ đó sẽ cân nhắc việc có nên mở rộng vốn tiếng Việt thể thu nhận nó vào hệ chuẩn hay không.