Kiểu kết cấu cụm từ chính phụ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 25 - 26)

Loại thành ngữ này được cấu tạo dựa trên hai bộ phận chính có thể mô hình hóa là Ax (A là yếu tố đứng đầu, là đối tượng chính cần diễn đạt, x là yếu tố đứng sau A, biểu thị thuộc tính của A)[14]. Xét về mặt từ loại, những “biến thể” thành ngữ này có thể có cấu tạo của (một) cụm danh từ, (một) cụm động từ, (một) cụm tính từ. Chúng tôi nhận thấy thành ngữ có cấu trúc cụm từ chính phụ chiếm số lượng khá lớn, có tới 34/112 “biến thể” thành ngữ thuộc loại nàỵ Cụ thể:

Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từ có số lượng ít nhất, chiếm 3/112 “biến

thể” thành ngữ có kết cấu cụm danh từ. Chẳng hạn như: -Chuối cả nải

- Sát thủ đầu mưng mủ - Sát thủ trên cây đu đủ

Thành ngữ có có kết cấu cụm tính từ chiếm 18/112 “biến thể” thành ngữ. Ví

dụ như:

- Tào lao bí đao - Thoải con gà mái - Ảo tung chảo

- Chuẩn không cần chỉnh - Bét nhè con gà què - Dở hơi biết bơi - Dã man con ngan - Oách xà lách - Phê như con tê tê

- Tuyệt vời ông mặt trời - Ngon lành cành đào - Ngất ngây con gà tây - Sành điệu củ kiệu - Tê tái con gà mái - Ác ôn vùng nông thôn

Thành ngữ có kết cấu cụm động từ chiếm 13/112 “biến thể” thành ngữ như:

- Bó tay chấm com - Bó tay con gà quay - Cướp trên giàn mướp - Đú kiểu rừng rú - Gào thét trong toa lét - Hát trong thùng rác - Kết nổ đĩa

- Mất tích con chim chích - Ngất trên cành quất - Tụ tập con cá mập

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong (Trang 25 - 26)