Thị trường lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty TNHH mabuchi motor đà nẵng (Trang 27)

Chính sách đãi ngộ tài chính của doanh nghiệp cần gắn với đặc điểm của thị trường lao động cụ thể. Nếu không, doanh nghiệp khó có thể dùng công cụ đãi ngộ tài chính để thu hút và duy trì lâu dài đội ngũ lao động của mình, cũng như có thể gặp những phản ứng không mong muốn từ xã hội.

Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông. a. Công bằng

Đây là yêu cầu tiên quyết đối với đãi ngộ nhân sự nói chung và đãi ngộ tài chính đối với lao động phổ thông nói riêng. Bởi người lao động phổ thông là những người có trình độ dân trí thấp, hiểu biết ít nên họ thường xuyên có tâm lý so sánh với người khác. Nếu chính sách đãi ngộ tài chính không công bằng sẽ làm cho người lao động không hài lòng, bất bình và mất niềm tin vào doanh nghiệp. Do vậy, chính sách đãi ngộ tài chính cần phải đảm bảo tính cân bằng “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Yêu cầu này phải được thể hiện ở mọi khía cạnh của chính sách đãi ngộ tài chính và là tư tưởng, triết lý xuyên suốt

b. Công khai

Chính sách đãi ngộ tài chính là công cụ quan trọng tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động nên phải được công bố công khai và được giải thích để mọi người đểu hiểu thông suốt. Nêu không dễ dẫn đến hiểu làm, đố kị, so sánh, người lao động phổ thông sẽ thấy không công bằng, dễ bỏ công ty đi.

c. Kịp thời

Động lực làm việc phải không ngừng được bồi dưỡng, trong khi chính sách đãi ngộ tài chính tốt có thể trở nên không còn thích hợp, vì vậy cần phải sửa đổi và đưa ra các chính sách đãi ngộ nhân sự thay thế cho phù hợp và đúng lúc. Đặc biệt đối với lao động phổ thông, là những người có thu nhập thấp. Cần phải kịp thời trả lương, thưởng và đãi ngộ khác cho người lao động phổ thông để họ tái tạo sức lao động cho mình và gia đình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty TNHH mabuchi motor đà nẵng (Trang 27)