Nâng cao hiệu quả các chính sách về phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 44 - 45)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

3.2.2.Nâng cao hiệu quả các chính sách về phát triển vùng nguyên liệu

Chính sách đầu tư phát triển trồng mía là những cam kết của công ty đối với người trồng mía và các địa phương trồng mía. Đây là cơ sở của hợp đồng kinh tế giữa công ty với người trồng mía trong việc đầu tư, trồng và bán mía. Công ty cổ phần mía đường Nông Cống trong thời gian qua thường đưa ra những chính sách này đối với người trồng mía vào đầu mỗi vụ mía, hàng năm thì các chính sách này lại có sự thay đổi. Chính sách đầu tư phát triển vùng mía phải được đổi mới theo hướng lấy chính sách đầu tư phát triển mía làm công cụ chủ yếu để điều tiết, quản lý quá trình phát triển vùng nguyên liệu mía, khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang trồng mía, thực hiện thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng mía. Ngoài ra các chính sách này còn khuyến khích các cấp chính quyền địa phường, ban chỉ đạo mía, các hợp tác xã và các tổ chức CT – XH khác phối hợp tham gia vận động nông dân trồng mía.

Hiện tại công ty đang áp dụng các chính sách như: Chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán, Chính sách mở rộng diện tích mía nguyên liệu, Chính sách thưởng đối với mía cao sản. Trong các chính sách lớn này thì có nhiều chính sách nhỏ. Hầu hết những chính sách này đã phát huy tính hiệu quả của mình trong thời gian qua giúp người trồng mía ổn định và yên tâm hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiến như chính sách hỗ trợ mía giống vụ thu hưởng 1.800.000đ/ha. Phát lần 1: 900.000đ/ha do giá công bố chậm do đó bà con không trồng mía nên không tiêu thụ được hết nên không được phát lần 2 gây thiệt thòi cho người trồng mía giống, do vậy nên phát toàn bộ 1 lần.

Đổi mới chính sách đầu tư phát triển vùng mía của công ty nên thay đổi theo những hướng sau:

 Chính sách phát triển vùng mía phải đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân, vốn là những người có trình độ dân trí còn hạn chế, nhất là vùng nguyên liệu mía của công ty có rât nhiều người trồng mía là người dân tộc thiểu số.

 Mặc dù hàng năm công ty đều có sự thay đổi chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nhưng vẫn phải có một kế hoạch về việc xây dựng chính sách trong dài hạn. Bởi vì, mía là loại cây trồng lưu gốc nhiều năm nên người nông dân thận trọng trước khi chuyển đổi sang trồng mía.

 Chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía phải rõ ràng, cụ thể trong từng điều khoản. Đặc biệt, cần có sự thay đổi về tăng giá mía đối với những giống mía có cht lượng về chữ đường cao để khuyến khích người trồng mía thay đổi cơ cấu giống mía, giảm diện

tích trồng giống mía MY5514.Trong thời gian tới công ty nên thay đổi về chính sách thu mua mía, có thể thua mua mía bằng trữ đường. Đây là hình thức thu mua khắc phục được các nhược điểm của hình thức thu mua cũ, chỉ căn cứ vào khối lượng mà bỏ qua chất lượng mía. Tuy nhiên, cần xây dựng khuôn mẫu và tiêu chuẩn đo lường cụ thể, rõ ràng để người bán mía không hoài nghi về phương thức thu mua này.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 44 - 45)