Phân tích thực trạng nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Nông Cống

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 31)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

2.2.Phân tích thực trạng nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Nông Cống

Nông Cống

Nông Cống

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng nguyên liệu mía của công ty CP mía đường Nông Cống trải rộng trên huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Trong đó huyện Như Thanh là vùng trọng điểm cung cấp chủ yếu mía nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường hoạt động. Như Thanh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. Huyện Như Thanh có diện tích tự nhiên 588,29 km² (2008), dân số 85.152 người (2009), với 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Thái và Mường.

Huyện Như Thanh được thành lập năm 1996, trên cơ sở tách 16 xã: Thanh Kỳ, Thành Tân, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ, Xuân Phúc, Phúc Đường, Xuân Thọ, Xuân Khang, Hải Long, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê, Hải Vân thuộc huyện Như Xuân. Khi thành lập, huyện Như Thanh có 58.694 ha diện tích tự nhiên và 76.045 người. Tên gọi Như Thanh là tên ghép từ hai địa danh Như Xuân và Thanh Hóa.

Như Thanh tiếp giáp với các huyện Triệu Sơn, Thường Xuân ở phía bắc, huyện Tĩnh Gia và tỉnh Nghệ An ở phía nam, huyện Nông Cống ở phía đông và huyện Như Xuân ở phía tây.

Theo điều tra thổ nhuỡng của Sở Ðịa chính, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp. Là vùng trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá có độ dốc trung bình dưới 12o, độ dày của tầng đất từ 0,8 - 1 mét và được chia thành 5 loại đất: đất nông nghiệp, đất có khả năng nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khác. Đặc điểm của vùng là khe suối, hồ đập tự nhiên nhiều, độ ẩm của đất cao, cây mía phát triển trên đất đồi vùng này rất phù hợp.

Vùng nguyên liệu mía cho nhà máy có khí hậu ôn hoà, chịu ảnh hưởng không lớn của gió Tây Nam do địa hình đồi núi xen kẽ nên hạn chế bớt một phần của gió bão. Qua theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu của vùng có nhận xét chung là một vùng mưa thuận gió hoà thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt đối với cây mía.

Nhiệt độ của vùng biển động không điều hoà qua các tháng từ tháng 3 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình cả vùng lớn hơn 25oC và giảm dần ở vụ thu hoạch mía. Nhìn chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích luỹ đường của cây mía.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 31)