Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 26 - 27)

Công ty đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) được ra đời trong chương trình một triệu tấn đường của Chính phủ, Nhà máy được xây dựng theo quyết định đầu tư số 1693/NN-ĐTXD/QĐ ngày 16 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT với công suất 1.500 tấn mía/ngày (có dự phòng mở rộng lên 2000 tấn mía/ngày).

 Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 01/05/1998.  Hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 27/11/1999.

Công ty đường Nông Cống ( hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) được thành lập theo quyết định số 10/1999-QĐ/BNN-TCCB, ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Vốn pháp định: 146.831 triệu đồng.  Vốn điều lệ : 11.000 triệu đồng.

Công ty đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Mía đường I căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được ban hành theo QĐ số 45/1999 MĐI- TCCB/QĐ; chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Công ty về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế tài chính cũng như tổ chức nhân sự. Chịu sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác theo quy định của pháp luật.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:

 Công nghiệp chế biến đường mía và các sản phẩm sau đường.  Trồng mía và các dịch vụ kỹ thuật mía đường.

Công ty mía đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 112684 ngày 27/01/1999 so Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.

Do chủ trương, chính sách của Đảng và để đáp ứng kịp thời với thị trường Công ty đã cổ phần hoá từ ngày 29/12/2006 và chuyển thành Công ty CP mía đường Nông Cống.

Năm 2001, 2002 nước ta phải xuất khẩu 140.000 tấn đường, từ vụ 2003 - 2004 cùng với lượng đường tồn kho từ niên vụ trước chuyển sang, sản lượng đường công nghiệp Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn, giá bán đường trong nước xuống thấp gây thua lỗ cho nhiều Nhà máy, trong đó có Công ty CP mía đường Nông Cống (trước đây là Công ty đường Nông Cống). Những năm đầu (2001 - 2004) đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn vì giá bán đường thành phẩm trong

nước cũng như trên thế giới đều sụt giảm rất mạnh, có lúc đã giảm xuống đến 3.000 đ/kg, mà giá thành sản xuất là trên 4.00đ/kg (niên vụ 2000 - 2001) làm cho Công ty thua lỗ hàng tỷ đồng, gây ra những khó khăn trở ngại rất lớn cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua mía nguyên liệu thấp làm cho một bộ phận nhân dân bị lỗ nên đã phá cây mía trồng cây hoa màu khác, diện tích mía nguyên liệu bị giảm dẫn đến thiếu mía nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Điều mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm là lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn tồn tại hay phát triển hay không cần xem lợi nhuận có tăng hay không, doanh thu bình quân hàng năm của ngành mía đường đạt khoảng 5.000 tỷ đồng và tăng lên do giá thị trường, hàng năm nộp lên ngân sách Nhà nước trên 250 tỷ đồng. Từ năm 2004 cùng với sự ổn định giá cả của ngành đường, Công ty CP mía đường Nông Cống bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh mới, tổng sản lượng đường thành phẩm tăng so với các năm trước, Công ty đã biết vận dụng phế phụ phẩm của mía đường để sản xuất các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, nhờ đó doanh thu của Công ty đã tăng lên, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, Công ty bước đầu làm ăn có lãi.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 26 - 27)