2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)
2.2.2. Thực trạng nguồn nguyên liệu mía của công ty những năm gần đây 1 Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2004 –
2.2.2.1. Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2004 – 2010
Bảng 2.2: Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2004 – 2010 Vụ ép Diện tích mía nguyên liệu (ha) Tổng sản lượng mía (tấn) Năng suất (tấn/ha) Tỷ lệ thu
hồi (%) Lượng đường sản xuất (tấn)
2004 - 2005 11,075 554,508 50.07 10.45 57,946 2005 - 2006 11,352 458,383 40.38 10.64 48,772 2006 - 2007 8,359 419,271 50.16 9.91 41,550 2007 - 2008 9,104 545,125 59.88 9.83 53,586 2008 - 2009 10,381 571,947 55.10 11.68 66,803 2009 - 2010 10,433 520,737 49.91 10.55 54.938
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu Đồ 2.2: Diện tích mía nguyên liệu từ 2004 – 2010
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu Đồ 2.3: Tổng sản lượng mía nguyên liệu từ 2004 – 2010
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu Đồ 2.4: Tổng Lượng đường sản xuất từ 2004 – 2010
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Vụ ép 2004 - 2005 là vụ ép mở đầu cho thời kỳ hoạt động sản xuất đi vào ổn định và phát triển. Trong vụ ép này công ty đã phát triển vùng nguyên liệu mía lên đến 11.075 ha, tăng lên so với vụ mía trước là 3.420 ha, tốc độ tăng trưởng diện tích là 44,67 %. Sản lượng mía nguyên liệu cũng tăng lên đạt mức 554.508 tấn, tăng 295.638 tấn, tăng lên 114,2%. Ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn hơn gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng về diện tích mía nguyên liệu, như vậy năng suất mía của vụ này cũng tăng khá cao đạt 50,068 tấn/ ha. Đạt được kết quả này có nhiều nguyên nhân như: Qua 3 vụ ép người dân đã hưởng ứng tích cực trong việc trồng mía nguyên liệu cho nhà máy, đây cũng là năm mà có thời tiết rất thuận lợi cho cây mía phát triển; các cán bộ nông vụ trực tiếp chỉ đạo sát sao tình hình sản xuất của người trồng mía, hướng dẫn các kỹ thuật trồng và chăm sóc mía hiệu quả, công ty đã chủ động liên kết với người trồng mía bằng cả một hệ thống chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi, giúp đỡ nông dân vốn, kỹ thuật, xây dựng phương thức thu mua và giá cả hợp lý bảo đảm lợi ích của người trồng mía. …
Vụ ép năm 2005 - 2006 diện tích vùng nguyên liệu mía là 11.352 ha, tăng 277 ha. Sản lượng mía đưa vào ép tại nhà máy là 458.383 tấn, giảm 96.125 tấn mía nguyên liệu. Nguyên nhân của việc giảm năng suất là do thời tiết vụ mía này không thuận lợi, có nhiều dịch bệnh làm giảm năng suất của cây mía, công tác phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn trong xử lý do người trồng mía chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vụ ép năm 2006 - 2007, đây là năm có nhiều thay đổi trong chính sách của tỉnh Thanh Hóa về quy hoạch mía nguyên liệu cho công ty, một phần quỹ đất trước đây trồng mía đã được dành cho trồng các cây khác như cây cao su, cà phê… do vậy diện tích mía nguyên liệu của công ty giảm. Một nguyên nhân rất quan trọng khác làm cho 2 vụ mía từ năm 2006 - 2007 có năng suất là sản lượng sụt giảm mạnh là do bị ảnh hưởng của đại dịch bọ hung phá hại mía nặng nề, diện tích mía phế canh lên đến trên 1000 ha. Trong vụ này diện tích trồng mía nguyên liệu là 8.359 ha, sản lượng mía là 419.271 tấn.
Trong các năm từ 2007 - 2008 diện tích và sản lượng mía của công ty không có sự thay đổi đáng kể. Trong 4 vụ sản xuất này thì vụ sản xuất năm 2008 - 2009 là có kết quả tốt nhất với diện tích trồng mía là 10.381 ha, sản lượng đạt 571.947 tấn mía nguyên liệu, năng suất là 49 tấn/ha. Thời gian từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến vụ ép năm 2007 - 2008 công ty đều hoạt động dưới công suất do thiếu nguyên liệu mía, với công suất chế biến là 900.000 tấn mía nguyên liệu/1 năm, nhưng vụ ép lớn nhất tính đến thời điểm bấy giờ thì lượng mía nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng được 62,61% công suất chế biến của nhà máy vào năm 2009 - 2010.