Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 32)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

2.2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hộ

Ðược sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Như Thanh đã có những bước đi hợp lý, đúng hướng trong phát triển KT - XH. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, đồng thời dần hình thành các khu công nghiệp và dịch vụ mới.

Thành quả nổi bật trong thời gian qua của huyện Như Thanh là kinh tế tăng trưởng khá nhanh ở mức 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu quả. Vùng kinh tế hàng hoá được hình thành, cây công nghiệp mũi nhọn(cây mía) được xác định rõ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới.

Là huyện đầu tiên trong tỉnh kết hợp mô hình kinh tế nông trường và kinh tế hộ đạt kết quả cao, đến nay. Ðồng thời, bằng nhiều chính sách như trợ giá, trợ giống, vốn, kỹ thuật canh tác, trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng mía của Như Thanh lên tới trên 4.507,7 ha, năng suất bình quân đạt 504,1 tạ/ha, sản lượng vụ ép năm 2002 đạt 227.146,8 tấn. Giá trị kinh tế cây mía đem lại không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà, mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình, nâng cao đời sống của người dân Như Thanh.

Thế mạnh của các loại cây công nghiệp được khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây (bình quân đạt 10%/năm). Trong đó, giá trị của cây mía chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị ngành công nghiệp. Năm 2007, tổng giá trị ngành công nghiệp đạt 219.148 triệu đồng, trong đó công nghiệp chế biến mía đường(Công ty CP mía đương Nông Cống ) là 207.705 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,8%. Ngoài ra, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Như Thanh còn phát triển trong các lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác đá...

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 32)