Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2010 –

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 35 - 36)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

2.2.2.2.Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2010 –

Bảng 2.3: Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2010 – 2013

Vụ ép mía nguyên Diện tích liệu (ha) Tổng sản lượng mía (tấn) Năng suất (tấn/h a) Tỷ lệ thu hồi (%) Lượng đường sản xuất (tấn) 2010 - 2011 8,739 358,293 40.87 41.00 34,564 2011 - 2012 9,445.18 481,630.43 50.99 50.99 47,158 2012 - 2013 10,143.00 559,200 55.13 55.13 56,052

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Biểu Đồ 2.5:Diện tích mía nguyên liệu từ năm 2010 - 2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Biểu đồ 2.6: Tổng sản lượng và lượng đường từ năm 2011 - 2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét: Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.5, 2.6 ta thấy:

Vụ ép năm 2010 - 2011 do nắng hạn và không có mưa trong thời gian dài, nên 70% diện tích mía lưu gốc phát triển kém, do một số cây trồng khác như ngô, sắn, dứa có hiệu quả hơn nên nông dân đã tự ý chuyển đổi không trồng mía mất một số diện tích. Vì vậy diện tích mía của vụ này giảm xuống còn 8.739 ha, tổng sản lượng là 358.293 tấn mía nguyên liệu.

Năm 2011- 2012 là năm đánh dấu cho nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh Thanh Hóa và công ty CP mía đường Nông Cống. Bao gồm các chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán, các chính

sách về mở rộng diện tích mía nguyên liệu. Sự tác động của các chính sách này mang lại kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt của công ty: Năng suất mía đạt 50.99 tấn mía nguyên liệu/1ha, diện tích trồng mía nguyên liệu đạt 9,445.18ha, tổng sản lượng đạt 481,630.43tấn.

Năm 2012 - 2013 có thể nói là năm thành công của công ty. Năng suất mía lên tới 55.13 tấn/1 ha, diện tích trồng mía đạt 10,143.00 ha, tổng sản lượng đạt 559,200 tấn mía nguyên liệu. Để có kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt này có nhiều nguyên nhân như: Sự hiệu quả của các chính sách của công ty, thời tiết trong năm rất thuận lợi cho cây mía phát triển, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công ty… Có thể nói để có được thành công của vụ ép này trong bối cảnh nên kinh tế khó khăn, giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc phòng trừ bệnh… tăng cao là nhờ vào các chính sách thúc đẩy sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu của công ty. Ngay từ đầu vụ công ty đã đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ, bảo đảm giá và phương thức thu mua mía hợp lý cho người dân. Từ đó người trồng mía yên tâm hơn, ổn định sản xuất.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 35 - 36)