Đánh giá thực trạng về quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Nông Cống

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 38 - 39)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

2.4.Đánh giá thực trạng về quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Nông Cống

ty cổ phần mía đường Nông Cống

2.4.1. Ưu điểm

 Vùng nguyên liệu mía của công ty có những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho cây mía phát triển, do vậy co điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu trở thành vùng nguyên liệu mía có năng suất và sản lượng cao.

 Vùng mía của Công ty tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện trong vùng nguyên liệu mía quan tâm giúp đỡ, có quy hoạch cụ thể và giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất mía hàng năm cho các xã để phấn đấu. Trong những vụ mía mà công ty đã sản xuất được sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao tạo ra chuyển biến mới, các vụ sau có năng suất và sản lượng thường cao hơn các vụ trước.  Các chính sách của công ty đối với vùng nguyên liệu của công ty không ngừng đổi

mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới luôn biến động trong sản xuất và kinh doanh. Các chính sách này đã phát huy hiệu quả để tạo ra sự ổn định và phát triển cho vùng nguyên liệu mía của công ty.

 Các công tác đối với vùng nguyên liệu được công ty đặc biệt quan tâm. Do vậy công ty quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nông vụ, không ngừng hoàn thiện quy trình quản lý của công ty đối với vùng nguyên liệu sao cho có hiệu quả cao hơn. Trong năm 2009 công ty đang xây dựng phần mềm chuyên về quản lý vùng nguyên liệu, do vậy công tác quản lý của cán bộ nông vụ sẽ có hiệu quả cao hơn.

 Một vấn đề quan trọng trong quá trình quản lý vùng nguyên liệu là nâng cấp hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng mía sản suất và tiêu thụ. Hệ thống giao thông trong vùng nguyên liệu được Tỉnh, Huyện đầu tư nâng cấp qua nhiều năm, đến nay đã đáp ứng được yêu cầu vận chuyển 6.000 tấn mía/ngày. Công ty cũng đã đầu tư sữa chữa và nâng cấp được nhiều hệ thống đường vận chuyển nội đồng cho các xã, tạo điều kiện giúp dân mở rộng diện tích trồng mía.

 Hiện nay công ty đã trải qua 13 vụ mía, người trồng mía đã ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây mía trong việc chuyên dịch cơ cấu cây trồng do vậy

công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu có nhiều thuận lợi hơn trong việc thuyết phục người dân trồng mía.

 Phát triển vùng nguyên liệu đi vào chiều sâu để nâng cao năng suất đang được các cán bộ nông vụ và người dân quan tâm. Tuy nhiên công tác này chưa được triển khai sâu rộng.

2.4.2. Hạn chế

 Trải quan 13 vụ mía nhưng chưa năm nào nhà máy hoạt động đúng với công suất thiết kế là 900.000 tấn/năm. Năm có sản lượng lớn nhất cũng chỉ đáp ứng được 75,108% công suất của nhà máy.

 Diện tích trồng mía của công ty thấp hơn diện tích quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa, theo quy hoạch thì có 13.210 ha trồng mía, nhưng năm có diện tích lơn nhất cũng chỉ là 11.352 ha.

 Trong cơ cấu giống mía thì giống mía MY5514 vẫn còn chiếm một tỉ lệ lớn. Đây là một loại giống mía đã có ở Việt Nam từ rất lâu, có trữ lượng đường thấp, không mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Các giống mía từ Đài Loan như ROC1, ROC10, ROC16… có trữ lượng đường cao nhưng tỉ lệ trồng các giống này còn hạn chế.

 Diện tích và sản lượng mía nguyên liệu của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm. Chưa tạo ra sự ổn định cao về vùng nguyên liệu của công ty.

 Hiện nay còn xảy ra nhiều tình trạng người dân phá bỏ cây mía để trồng những loại cây trồng khác như ngô, sắn, cao su…

 Giá cả thua mua mía nguyên liệu của công ty còn thấp hơn khi so sánh với các công ty mía đường lân cận như: Lam Sơn, Việt Nam – Đài Loan.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 38 - 39)