Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 36 - 37)

2011 2012 Năm 2013 Năm 2012/ Năm Năm 2013/2012 Số tiền(%)Số tiền(%)

2.3.1.Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Trong thời gian tới công ty xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu như sau:

 Bám sát quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt để mở rộng theo quỹ đất thực tế với hướng cụ thể là: Phát triển diện tích 13.000 ha mía đứng theo chỉ tiêu được duyệt, cần chỉnh thêm ở huyện Nông cống 500 ha để bù đắp cho 2 huyện Như Xuân và Tĩnh Gia không còn khả năng đạt được theo quy hoạch, phía hữu ngạn sông Mã có thể đạt được 500 ha, mở rộng huyện Như thanh 1.000 ha bù cho 3 nông trường (chuyển về Công ty cao su) và bù 500 ha cho việc mở rộng khu công nghiệp ở như xuân.

 Tiếp tục làm việc với lãnh đạo Tỉnh Thanh Hóa và các huyện để nhờ giúp đỡ thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt cho cây mía.

2.3.2.Thực trạng việc triển khai thực hiện các kế hoạch của công ty về quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu

Phòng Nông Vụ chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ vùng nguyên liệu mía của công ty. Các cán bộ phòng Nông Vụ trực tiếp chỉ đạo các trạm thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Toàn bộ vùng nguyên liệu mía của công ty được phân chia cho 4 trạm quản lý, mỗi trạm quản lý mỗi khu vực của mình.

Phó giám đốc nông vụ và trưởng phòng nông vụ chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ vùng nguyên liệu mía. Trưởng phòng nông vụ trực tiếp chỉ đạo các cán

bộ của phòng nông vụ và các trạm trưởng của các trạm. Các cán bộ nông vụ được phân theo nhiệm vụ của mình theo các ban nhỏ bao gồm: Ban kinh tế, tài chính nông vụ; Ban kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, vận tải.

Các trạm nông vụ trực tiếp chỉ đạo người trồng mía thực hiện chăm sóc cây mía, hiểu rõ về vùng nguyên liệu mình quản lý, hàng tháng các trạm thực hiện công việc dự đoán diện tích và sản lượng của vùng nguyên liệu mía mà mình quản lý để báo cáo lên công ty, lần dự đoán đầu tiên các trạm phải báo cáo lên công ty thường là vào ngày 30 và 31 - 8 hàng năm. Số liệu dự đoán lần cuối cùng của các trạm sẽ được so sánh với số liệu thực tế mà vùng đó đạt được trong vụ mía đó để dùng làm căn cứ xét khen thưởng hoặc kỷ luật vào cuối vụ mía đó. Ngoài ra khi vào vụ thu hoạch thì các trạm trưởng phải chịu trách nhiệm điều hành số lượng mía được thu hoạch và phương tiện vận tải về nhà máy theo sự phân phối lượng chặt của phòng Nông Vụ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống (Trang 36 - 37)