Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 40)

vực quảng cáo.

Ở các nƣớc phát triển, hoạt động quảng cáo xuất hiện từ lâu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội; cũng bởi vậy, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý phát triển các hoạt động quảng cáo.

1.3.1. Kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quảng cáo.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản.

Tại thành phố Kyoto, tỉnh lỵ của tỉnh Kyoto (Nhật Bản), đồng thời là cố đô hơn một nghìn năm tuổi của Nhật Bản, chính quyền đã có những chính

sách rất cụ thể trong quản lý quảng cáo, nhƣ cấm quảng cáo ngoài trời trên mái các tòa nhà, cấm tất cả các loại quảng cáo sử dụng đèn nhấp nháy, cấm quảng cáo nhô lên trong không gian những con đƣờng dọc theo các tuyến chính vào trung tâm thành phố. Kinh nghiệm quản lý quảng cáo ở Kyoto là ban hành chính sách sớm và ổn định (chính sách đƣợc ban hành từ năm 1967 và ổn định cho đến 1995); có chính sách khuyến khích với quảng cáo ngoài trời có chất lƣợng (kéo dài thời hạn giấy phép, hỗ trợ kinh phí); thực hiện nghiêm các biện pháp đối với trƣờng hợp vi phạm,…

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapo.

Tại Singapo, những chính sách khuyến khích quảng cáo và quản lý quảng cáo cũng đã đƣợc ban hành từ cuối những năm 60 của thế kỷ trƣớc. Chính phủ quy định rõ những mặt hàng đƣợc quảng cáo và không đƣợc quảng cáo, những khu vực cấm quảng cáo. Đặc biệt, những sản phẩm, hình ảnh quảng cáo không phù hợp với văn hóa châu Á bị nghiêm cấm. Singapo cũng là nƣớc có công nghệ quảng cáo phát triển hàng đầu trên thế giới. Doanh thu từ hoạt động quảng cáo lên tới hàng tỷ đô la mỗi năm.

Có thể nói Singapo là một trong số không nhiều nƣớc ban hành Bộ luật quảng cáo kèm theo một loạt phụ lục để cụ thể hóa việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo dƣới các hình thức khác nhau. Việc đƣa ra một loạt phụ lục kèm theo luật có mặt tích cực là giúp công dân, tổ chức có thể tiếp cận nội dung luật một cách cụ thể và dễ áp dụng trong thực tế. Khi cần sửa đổi, bổ sung phụ lục cũng rất nhanh chóng vì phần nguyên tắc chung vẫn đƣợc giữ nguyên.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.

Kinh nghiệm và thành công trong hoạt động quảng cáo của Hàn Quốc là lồng ghép với các hoạt động truyền thông, với công nghiệp điện ảnh, xuất khẩu văn hóa. Trong quản lý quảng cáo, chính phủ Hàn Quốc cũng sớm quy

định rất rõ về vị trí, hình thức, công nghệ, nội dung quảng cáo đối với từng mặt hàng, từng khu vực.

1.3.1.4. Kinh nghiệm Việt Nam.

Ở nƣớc ta, thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa đã có những chính sách nhất định trong quản lý các hoạt động mang tính quảng cáo. Ngày 25-2- 1884, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định quy định về mái hiên các nhà trong tuyến phố, về rao vặt, bán hàng rong trong thành phố.

Trong thời kỳ bao cấp, với quan niệm việc cung ứng các dịch vụ, hàng hóa là trách nhiệm của Nhà nƣớc, với việc thụ hƣởng mang tính bình quân, bao cấp của ngƣời dân, các hoạt động quảng cáo chậm phát triển, chủ yếu là thông tin tuyên truyền về các hoạt động, phong trào. Hoạt động tuyên truyền quảng cáo đƣợc bao cấp và chƣa có sự tách bạch giữa ngƣời cung cấp thông tin quảng cáo và ngƣời tổ chức các hoạt động thông tin quảng cáo, giữa tổ chức làm công tác thông tin quảng cáo và quản lý nhà nƣớc về hoạt động này.

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, các hoạt động quảng cáo gia tăng nhanh chóng, sôi động với sự tham gia của cả các đơn vị hành chính sự nghiệp, của các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp và tƣ nhân chuyên hoạt động trong lĩnh vực này xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trƣờng, của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, quảng cáo phát triển mạnh mẽ cả về loại hình, phƣơng thức, phƣơng tiện, kỹ thuật. Quảng cáo đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng; góp phần thúc đẩy nhanh sự hội nhập quốc tế, nhất là về kinh tế và văn hóa; là phƣơng thức quan trọng giúp một số doanh nghiệp trụ vững trên thị trƣờng trong nƣớc khi mà sự xâm nhập của các doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ của nƣớc ngoài, dù trong nhiều trƣờng hợp, họ có lợi thế về quảng cáo và thƣơng hiệu. Tuy vậy, bên cạnh

mặt tích cực, hoạt động quảng còn nhiều tồn tại hạn chế: trình độ, công nghệ, tính chuyên nghiệp,… còn có phần thua kém với các nƣớc; tình trạng quảng cáo sai, thông tin không đúng về sản phẩm, dịch vụ còn khá phổ biến; tình trạng quảng cáo tràn lan, lạm dụng quảng cáo, quảng cáo không phù hợp với văn hóa truyền thống, vi phạm kiến trúc, mỹ quan,… diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Một trong những nguyên nhân và là nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do buông lỏng quản lý, quản lý nhà nƣớc về quảng cáo không theo kịp với thực tiễn.

Để quản lý hoạt động quảng cáo, ngày 16 tháng 11 năm 2001, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc Hội khóa X ban hành Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL- UBTVQH10. Pháp lệnh đã bƣớc đầu đáp ứng yêu cầu đặt hoạt động quảng cáo dƣới sự quản lý của nhà nƣớc một cách tƣơng đối toàn diện và cụ thể. Song, trƣớc sự phát triển nhanh của các hoạt động quảng cáo, Pháp lệnh sớm lộ rõ những khoảng trống, bất cập, chƣa đủ chế tài.

Quản lý nhà nƣớc về quảng cáo còn đƣợc nêu trong nhiều văn bản có tính pháp quy khác. Ngày 06 tháng 11 năm 2009, Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng (Nghị định số: 103/2009/NĐ-CP). Quy chế đã dành toàn bộ chƣơng VI (điều 22, 23) về việc viết, đặt biển hiệu.

Sau hơn 10 năm, chính phủ, các ngành, các cấp ngày càng quan tâm và có nhiều biện pháp hiệu quả hơn trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo. Trong thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng V, khóa VIII, trong các chƣơng trình, đề án xây dựng đời sống văn hóa mới, trong quản lý đô thị,… đều có những nội dung liên quan đến quản lý các hoạt động quảng cáo. Hầu hết các địa phƣơng đã xây dựng đƣợc quy hoạch quảng cáo, quy chế quảng cáo. Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc hơn.

Để phát triển đúng hƣớng lĩnh vực quảng cáo và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, kỳ họp thứ 3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ngày 21 tháng 6 năm 2012 đã thông qua Luật Quảng cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật gồm 5 chƣơng, 43 điều, là văn bản pháp lý cao nhất và cập nhật nhất hiện nay đối với hoạt động quảng cáo.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Tĩnh.

Trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm n êu trên, so sánh với thực trạng hoạt động quảng cáo và quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, t ỉ n h H à T ĩ n h , tôi xin rút ra một số bài học nhƣ sau:

Một là: Cần phải Luật hóa các hoạt động quảng cáo và quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo để tạo khung pháp lý đồng thời là cơ sở để xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển quảng cáo.

Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo để cả doanh nghiệp và ngƣời dân nâng cao nhận thức, hiểu biết và thực hiện theo pháp luật.

Ba là: Chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng cáo cả về nhân lực, cả về quy hoạch. Trong đó, nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của hoạt động quảng cáo, bao gồm cả nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

Bốn là: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảng cáo và quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo nêu trên là căn cứ cho tổng kết thực tiễn, đánh giá về quảng cáo và công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Tuy vậy, giữa lý luận và thực tiễn luôn có khoảng cách, sự vận động của thực tiễn rất phong phú, góp phần bổ sung phát triển lý luận. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, cũng rất cần Hà Tĩnh có biện pháp sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và điều kiện đặc thù của mình.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Thực trạng hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh những năm gần đây. những năm gần đây.

2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Tĩnh và những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động quảng cáo.

Thành phố Hà Tĩnh (trƣớc đây là thi ̣ xã Hà Tĩnh ) là tỉnh lỵ , trung tâm chính trị , kinh tế , văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh , nằm ở vi ̣ trí chiến lƣợc quan trọng trên đƣờng giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt nối 2 miền Bắc- Nam, có cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp , hƣ̃u tình với núi Nài sông Phủ đã đi vào sƣ̉ sách; diê ̣n tích tƣ̣ nhiên 56,6 km2

, dân số hơn 92 ngàn ngƣời, gồm 16 đơn vi ̣ hành chính (10 phƣờng, 6 xã; 148 thôn, tổ dân phố). Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiê ̣t, trầm tích văn hóa sâu đậm, thời nào cũng có nhƣ̃ng anh hùng , chí sỹ, danh nhân… Con ngƣời Hà Tĩnh có truyền thống yêu nƣớc , đấu tranh cách mạng, cần cù và hiếu học [1, tr 10].

Đƣợc hình thành từ năm 1831 cùng với thành lập tỉnh Hà Tĩnh , trong suốt tiến trình hình thành và phát triển , tỉnh lỵ - thành phố đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc , mang tính đô ̣t phá , đi ̣a giới hành chính đƣợc mở rộng ; quy mô và chất lƣợng dân số ngày càng đƣợc nâng cao , đời sống kinh tế xã hô ̣i ngày càng phát triển bền vƣ̃ng , bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc đƣợc giƣ̃ gìn và phát huy.

Sau Cách mạng tháng Tá m năm 1945, Hà Tĩnh chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ bé với diê ̣n tích 2,5 km2

, dân số khoảng 4.400 ngƣời; năm 1989, sáp nhập thêm 6 xã của huyện Thạch Hà , năm 2004, tiếp tu ̣c sáp nhâ ̣p thêm 5 xã của huyện Thạch Hà làm cho địa giới hà nh chính, quy mô và chất lƣợng dân số có sƣ̣

thay đổi lớn ; tƣ̀ mô ̣t thi ̣ xã nhỏ bé đến nay đã trở thành mô ̣t đô thi ̣ khang trang, đƣợc công nhâ ̣n đô thi ̣ loa ̣i III vào năm 2006 và trở thành thành phố năm 2007.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ở Thành phố Hà Tĩnh ngày càng phát triển , văn hóa xã hô ̣i có nhƣ̃ng chuyển biến tích cƣ̣c, quốc phòng- an ninh đƣợc giƣ̃ vƣ̃ng , chính trị ổn định, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm ; tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 16%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 23 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,89% (năm 1989 là 14%) [21, tr3 -8].

Trên lĩnh vực văn hóa, thành phố đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” . Đồng thời, củng cố xây dƣ̣ng và hoàn thiên các thiết chế văn hóa , hình thành nhiều phong trào văn hóa văn nghê ̣, thể du ̣c thể thao ; tập trung xây dựng con ngƣời văn hóa, môi trƣờng văn hóa , đô thi ̣ văn minh . Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao , chất lƣợng và tỷ lệ gia đình văn hóa ; thôn, tổ dân phố văn hóa ngày càng tăng , góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến nay, tỷ lệ gia đình văn hóa 86,6%.

Là trung tâm văn hóa của tỉnh, Thành phố Hà Tĩnh tập trung nhiều cơ sở văn hóa của tỉnh, của Thành phố cũng nhƣ của các phƣờng, xã. Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 02 Trung tâm văn hóa (Trung tâm văn hóa điê ̣n ảnh tỉnh, Trung tâm hoa ̣t đô ̣ng Thanh thiếu nhi tỉnh ), 01 trung tâm VHTT-TDTT thành phố, 01 thƣ viện của tỉnh, 01 thƣ viện Thành phố và 01 thƣ viện xã phƣờng. 148 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, 13 nhà văn hóa xã, phƣờng (12 nhà văn hóa kiêm hội trƣờng); 01 Nhà thi đấu; 01 Rạp chiếu bóng (rạp 26-3), 48 sân bóng đá, 148 sân bóng chuyền thôn, TDP; 16 sân bóng đá xã phƣờng

(trong đó 03 sân cơ bản đủ tiêu chuẩn), 39 cụm panô tuyên truyền; có 105 thôn, tổ dân phố văn hóa, chiếm tỷ lệ 71%. 16/16 phƣờng xã có tra ̣m truyền thanh, trong đó 13 trạm truyền thanh FM không dây; có 13 điểm bƣu điê ̣n văn hóa phƣờng, xã, 100% thôn, tổ dân phố có tủ sách pháp luâ ̣t ; có trên 400 sân tâ ̣p thể thao các loại ; 03 vƣờn hoa , quảng trƣờng (vƣờn hoa Lý Tƣ̣ Tro ̣n g, Vƣờn hoa tƣợng đài Trần Phú, quảng trƣờng Thành phố),… [21, tr 10]

Dịch vụ văn hóa phát triển mạnh. Thành phố hiện có 28 điểm kinh doanh dịch vụ Karaoke, 01 vũ trƣờng, 41 khách sạn, nhà nghỉ, 15 công ty quảng cáo, 13 cơ sở kinh doanh băng đĩa, 16 điểm kinh doanh dịch vụ văn hóa thể thao. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 07 nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông; 26 Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực CNTT; 01 Doanh nghiệp truyền hình cáp; 45 tổ chức, cá nhân kinh doanh lĩnh vực in ấn, photocopy; 22 điểm kinh doanh dịch vụ Bƣu chính viễn thông; 4 đơn vị làm dịch vụ chuyển phát; 38 điểm kinh doanh dịch vụ Đại lý Internet; 13 điểm Bƣu điện văn hoá phƣờng, xã và hàng trăm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông khác [21, tr 9- 12].

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa của Thành phố cơ bản đủ về số lƣợng và từng bƣớc đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chất lƣợng. 16 xã phƣờng đều có công chức văn hóa, trong đó 12 ngƣời có trình độ đại học [17, tr 5].

Những năm qua, cùng với sự quan tâm của trung ƣơng, của tỉnh và huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, thành phố Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo và quy hoạch, xây dựng các công trình văn hoá , hệ thống di tích di sản trên địa bàn , thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc ; nhiều công trình văn hoá quan trọng của thành phố đƣợc đầu tƣ xây dựng : Vƣờn hoa tƣợng đài Trần Phú , Vòng xuyến Đại Lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hồ Bắc Hà, Hồ Bảy Mẫu ...; Các công trình xuống cấp đều đƣợc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, nhƣ: Vƣờn hoa Lý Tự Trọng, Di tích Hào Thành ; Khu lƣu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh , Khu

lƣu niệm Nguyễn Phan Chánh , Đền Võ Miếu và các công trình văn hóa khác ở cơ sở. Thành phố đang tiếp tục huy động các nguồn lực , đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng nhiều công trình văn hóa trọng điểm khác , nhƣ: Quần thể khu di tích núi Nài gắn với Công viên trung tâm ; Văn Miếu, Nhà Lao Hà Tĩnh... Đến nay, thành phố đã có 16/35 di tích đƣợc xếp ha ̣ng, trong đó 02 di tích cấp Quốc gia và 14 di tích cấp tỉnh.

Các loại hình văn hóa phi vật thể nhƣ Dân ca , ví giặm, hát phƣờng vải đƣợc lƣu truyền và phát huy; hầu hết các hô ̣i diễn, liên hoan, hô ̣i thi dân ca ví dặm đều đƣợc thể hiện một cách rõ nét , đi vào lòng ngƣời và thể hiê ̣n nét đe ̣p

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 40)