Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động quảng cáo trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

2.2.1. Tình hình triển khai, thực thi Luật và các chính sách của Nhà nước, của tỉnh và quản lý cấp phép trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, lĩnh vực quảng cáo nói riêng đã đƣợc Phòng Văn hóa triển khai thông qua các hình thức tuyên truyền: Báo chí, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở (đặc biệt là các đội thông tin lƣu động, đội chiếu bóng lƣu động, đội văn nghệ cơ sở). Tuy nhiên, nhận thức của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện quảng cáo còn hạn chế, vi phạm Pháp lệnh Quảng cáo. Bên cạnh đó, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Quảng cáo chƣa đƣợc thực hiện nghiêm minh, kịp thời.

Để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo, các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm đến việc triển khai thực thi Pháp lệnh quảng cáo, từ năm 2013 là Luật quảng cáo và các chính sách khác của Nhà nƣớc, của tỉnh liên quan đến hoạt động này. Thành phố đã sớm tổ chức cho các đơn vị chuyên môn, các doanh nghiệp quảng cáo học tập, nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo, các quy định của UBND tỉnh; tổ chức quán

triệt và cụ thể hóa Pháp lệnh quảng cáo và Luật quảng cáo trong các văn bản của Thành phố.

Ngày 05/10/2009, UBND Thành phố đã phê duyệt và triển khai Đề án “Nâng cao chất lƣợng nếp sống văn hoá – văn minh đô thị”. Trong những nội dung xác định phải tập trung chỉ đạo, liên quan đến hoạt động quảng cáo, Đề án nêu rõ:

- Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng để… đặt biển hiệu, biển quảng cáo,... - Không quảng cáo, rao bán hàng hoá có sử dụng loa đài trên đƣờng phố, khu vực công cộng, khu dân cƣ.

- Không viết, dán, treo nội dung quảng cáo, rao vặt trên bờ tƣờng, các công trình công cộng và các hình thức khác gây mất mỹ quan, văn hoá, văn minh đô thị.

- Không làm hoen bẩn trụ sở các cơ quan, tổ chức, trƣờng học, bệnh viện, các biển hiệu, biển quảng cáo, pa nô, áp phích; không làm hƣ hại hoa, cây cảnh, thảm cỏ, công viên, vƣờn hoa và các khu vực công cộng khác [21].

Đặc biệt, từ khi Luật quảng cáo có hiệu lực (01-01-2013), Thành phố đã tiến hành rà soát các doanh nghiệp quảng cáo cũng nhƣ hiện trạng quảng cáo trên địa bàn, kịp thời điều chỉnh lại mọi hoạt động theo đúng quy định của Luật, nhất là với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Đã thành lập Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo theo quy định tại điều 9 của Luật. Việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo cũng đƣợc tiến hành đúng Luật, tính răn đe cao hơn. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời quảng cáo, ngƣời kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ngƣời phát hành quảng cáo, ngƣời cho thuê địa điểm, phƣơng tiện quảng cáo, ngƣời tiếp nhận quảng cáo đƣợc bảo đảm. Việc quy định rõ về các loại hình, phƣơng tiện quảng cáo của Luật cũng giúp cho công tác quảng lý nhà nƣớc đƣợc tiến hành cụ thể, rõ ràng và thuận lợi hơn nhiều so với trƣớc. Thành phố xúc tiến xây dựng quy hoạch quảng cáo, là cơ sở để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Hoạt động cấp phép: Hoạt động quảng cáo ngoài trời đều đƣợc Hà Tĩnh thực hiện đúng các quy trình thẩm định, cấp phép. Việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động quảng cáo đƣợc thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nƣớc. Hiện nay thủ tục cấp phép đƣợc thực hiện theo Thông tƣ liên tịch số 06/2007-TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/02/2007 của Bộ Văn hóa Thể thao-Bộ Y tế- Bộ Nông nghiệp- Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thủ tục giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông. Thông tƣ cũng đƣợc phổ biến, công khai trên website của Sở Văn hóa thể thao và du lịch nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tra cứu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Bảng 2.5. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt

1. Tình hình triển khai, thực thi Luật và

các chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh 70% 25% 5% 0% 2. Tổ chức và quản lý các công ty, đơn vị

hoạt động quảng cáo 40% 45% 10% 5%

3. Quản lý các hoạt động quảng cáo

- Các loại hình cơ quan, doanh nghiệp

tham gia thực hiện quảng cáo 30% 37% 33% 0%

- Xây dựng, tổ chức các cơ quan quản lý

nhà nƣớc về quảng cáo 45% 42% 10% 3%

- Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý

hoạt động quảng cáo 20% 72% 8% 0%

Qua khảo sát, 70% ngƣời đƣợc hỏi cũng đánh giá ở mức độ rất tốt đối với tình hình triển khai, thực thi Luật và các chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh, 25% đánh giá ở mức độ tốt, chỉ 5% đánh giá ở mức độ chƣa tốt.

Khi đƣợc phỏng vấn, nhiều doanh nghiệp hoạt động quảng cáo cho rằng tình hình thực hiện Luật quảng cáo trên địa bàn cơ bản tốt. Các cơ quan chức năng khá quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, ở một số mặt hoạt động, công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo còn nhiều bất cập và chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo với nhau, chƣa có sự phân cấp hợp lý và khoa học....

Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động quảng cáo đã thực hiện khá nghiêm túc các luật cũng nhƣ các chính sách, quy định của Nhà nƣớc, của tỉnh và của Thành phố. Nhờ vậy, hoạt động quảng cáo và quản lý nhà nƣớc về quảng cáo ngày càng nghiêm túc, hiệu quả.

Từ năm 2005 đến nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cấp gần 500 giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời các loại nhƣ: quảng cáo tấm lớn, băng rôn, bảng tấm nhỏ.... Hoạt động quảng cáo ngoài trời tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đƣợc xây dựng bằng các khung sắt đã cũ vừa mất mỹ quan đô thị vừa không đảm bảo đƣợc an toàn mỗi khi mùa mƣa bão đến.

Đặc biệt, có bảng quảng cáo đƣợc xây dựng nhƣng không có khách quảng cáo, để khung sắt trơ trụi lâu ngày gây phản cảm đối với những ai đi qua. Các bảng quảng cáo đƣợc thực hiện trên nóc nhà các hộ gia đình...phần nào che khất tầm nhìn giao thông hoặc hạn chế tầm nhìn của biển quảng cáo phục vụ nhiệm vụ chính trị... Ngoài ra, trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp thƣờng xuyên treo băngrôn (ngang, dọc, cờ phƣớn, cờ đuôi nheo) tại trƣớc cửa nơi kinh doanh, hoặc treo quảng cáo theo từng đợt, các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật lƣu động, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, hội

chợ...tồn tại tình trạng treo 2, 3 băng rôn một chỗ, không sắp xếp theo thứ tự, gây ra những khó khăn trong hoạt động giám sát, quản lý. Một số bảng quảng cáo đƣợc xây dựng trƣớc đây đều tận dụng địa hình tự nhiên hoặc cơ sở kiến trúc có sẵn nhƣ tƣờng rào, cột điện, cây xanh để treo, ảnh hƣởng xấu đến hành lang an toàn giao thông. Các cơ sở kinh doanh tự ý làm biển hiệu và treo lộn xộn cả về kích thƣớc lẫn hình thức, maket thể hiện nội dung quảng cáo, cá biệt có những biển hiệu treo che hết cả mặt tiền nhà. Thành phố chƣa xây dựng các trạm tin thực hiện rao vặt nên hiện tƣợng tờ rơi, tờ gấp, số điện thoại khoan cắt bê tông đƣợc cắt dán, phun trực tiếp trên tƣờng nhà làm bẩn vẻ đẹp của công trình, mất đi mỹ quan đô thị.

Hàng năm, Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thanh kiểm tra hoạt động quảng cáo trong phạm vi toàn thành phố. Tuy nhiên kết quả thanh tra xử lý chƣa đạt hiệu quả, nguyên nhân là do chƣa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lực lƣợng chức năng, sự thiếu hiểu biết quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo.

2.2.2. Quản lý quy hoạch quảng cáo.

Để tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo, Thành phố rất quan tâm xây dựng các văn bản, quy định về vấn đề này.

Đề án “Nâng cao chất lƣợng nếp sống văn hoá – văn minh đô thị” và Quy chế quản lý đô thị của UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung năm 2013 (theo Nghị quyết số 49/2013/NQ-HĐND, ngày 27/12/2013 của HĐND thành phố khóa XIX) nêu cụ thể:

- Các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm túc các nội dung của đồ án quy hoạch và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đã đƣợc phê duyệt.

- Cấm treo biển quảng cáo, các vật dụng khác vào cột điện chiếu sáng khi không đƣợc phép của cấp có thẩm quyền.

- Cấm giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đƣờng phố, công viên không đúng quy định.

Một thực tế hiện nay, quảng cáo vặt trên địa bàn thành phố đã tràn lan đến mức làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trƣờng, trật tự xã hội, mỹ quan đô thị. Nhiều bờ tƣờng, cột điện, cột tín hiệu giao thông, cây xanh trên địa bàn thành phố dày đặc các bảng, biển, tờ rơi, số điện thoại quảng cáo nội dung: Hút hầm vệ sinh; khoan cắt bê tông; Tuyển nhân viên; Bán đất đai; Cho thuê phòng trọ; Dịch vụ Internet; Dịch vụ nhà sạch; Taxi..., Việc kiểm tra, xử lý các đối tƣợng quảng cáo vặt rất khó khăn, các đối tƣợng thực hiện quảng cáo thƣờng xảy ra ban đêm, hoặc sáng sớm.

Với quyết tâm cao trong việc tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng quảng cáo vặt trái phép, đảm bảo mỹ quan đô thị, trật tự xã hội, UBND thành phố Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo vặt chịu trách nhiệm bóc dỡ, tẩy xóa các tờ rơi, số điện thoại quảng cáo của đơn vị mình trên các cột điện, cột tín hiệu giao thông, tƣờng rào, cây xanh..., và tuyệt đối không đƣợc tái vi phạm. UBND các phƣờng, xã tăng cƣờng công tác tuyên truyền các quy định của Luật Quảng cáo, Quy chế quản lý đô thị..., dƣới nhiều hình thức: qua hệ thống truyền thanh, qua hội họp để mọi ngƣời dân đƣợc biết và nghiêm túc chấp hành. Rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề thƣờng thực hiện quảng cáo vặt thƣờng trú trên địa bàn phƣờng, xã mình để theo dõi, kiểm tra và quản lý. Bên cạnh đó, Đội kiểm tra liên ngành các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa của thành phố đã phối hợp với các địa phƣơng, đơn vị, lực lƣợng chức năng triển khai công tác kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh với một số tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo vặt trên địa bàn.

- Trên cơ sở các văn bản nhà nƣớc và quy hoạch quảng cáo của tỉnh, Thành phố đang xây dựng Quy chế quảng cáo.

Năm 2006 thành phố đã xây dựng Quy hoạch cụm cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 với 08 điểm đặt pano cổ động chính trị, 12 tuyến đƣờng treo băng khẩu hiệu qua đƣờng; 06 điểm đặt pano và 20 điểm treo băng rôn quảng cáo.

Năm 2010, phòng VH-TT đã phối hợp với sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tiến hành khảo sát các địa điểm tại Thành phố để tham mƣu xây dựng Quy hoạch quảng cáo của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.

Hiện nay, theo quy hoạch quảng cáo của tỉnh, thành phố Hà Tĩnh có 14 địa điểm đặt bảng tuyên truyền cổ động trực quan; 51 vị trí đặt bảng hộp đèn trên giải phân cách tuyến đƣờng Quốc lộ 1A; 37 vị trí đặt bảng hộp đèn trên giải phân cách đƣờng Hàm Nghi; 27 vị trí trên Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh; 68 vị trí trên tuyến đƣờng Ngô Quyền; 06 vị trí đặt biển quảng cáo ngoài trời; 75 vị trí treo băng rôn quảng cáo [15, tr 43-57].

Trong thời gian tới, Thành phố sẽ xây dựng thêm hệ thống pano hộp đèn trên giải phân cách một số tuyến đƣờng chính: Hàm Nghi, Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh...; Quy hoạch, xây dựng các cụm pano cổ động chính trị hiện đại, có diện tích lớn tại các vị trí trung tâm, đảm chất lƣợng, mỹ quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Xây dựng hệ thống cột treo băng rôn, cờ phƣớng quảng cáo tập trung; các trạm bảng tin... theo đúng quy hoạch quảng cáo của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quảng cáo, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, phòng Văn hóa Thông tin thể thao Thành phố đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp phép quảng cáo trên phƣơng tiện bảng quảng cáo, băng rôn, cờ phƣớn. Trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc về quảng cáo, Quy hoạch quảng cáo của thành phố, Giấy

phép quảng cáo của Sở Văn hóa thể thao du lịch Hà Tĩnh, Phòng Văn hóa TT thể thao đã thực hiện việc bố trí, quản lý về địa điểm, thời gian thực hiện quảng cáo bằng băng rôn, cờ phƣớn.

Hàng năm UBND thành phố chỉ đạo Phòng VH-TT và các đội kiểm tra liên ngành thƣờng xuyên kiểm tra chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động quảng cáo.

Nhìn chung, đã thực hiện tốt việc quản lý, không để xẩy ra tình trạng quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm nhƣ: Thuốc lá, rƣợu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục, các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực...

Không để xảy ra các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo nhƣ: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; quảng cáo gây ảnh hƣởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc; quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về ngƣời khuyết tật...

Qua trao đổi cho thấy công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành liên quan, phòng ban UBND thành phố trong thời gian qua về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo tƣơng đối tốt. Song, vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn cũng nhƣ vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan đối với hoạt động quảng cáo đƣợc quy định khá rõ. Cụ thể, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch dựa vào quảng cáo đƣợc duyệt, cấp phép về vị trí, kích thƣớc, nội dung và ma-két quảng cáo của các biển quảng cáo nằm trên hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ. Sở Xây dựng cấp phép xây dựng công trình quảng cáo về lĩnh vực hình thức chất liệu và an toàn kết cấu xây dựng. Sở Tài chính quản lý tiền thuê đất của các doanh nghiệp hoạt động

quảng cáo, hằng năm bố trí vốn cho công tác tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời. Sở Giao thông – Vận tải kiểm tra công tác thực hiện quảng cáo trên các trục lộ giao thông bảo đảm hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng kỹ thuật. UBND thành phố dựa vào quy hoạch quảng cáo đƣợc duyệt, cấp phép về vị trí, kích thƣớc và nội dung, ma- két quảng cáo của các biển quảng cáo nằm trên hệ thống giao thông huyện lộ và nội thành. Tuy nhiên, sự phối hợp trong khâu hậu kiểm sau khi các đơn vị,

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)