Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69)

chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lời. Sở Giao thông – Vận tải kiểm tra công tác thực hiện quảng cáo trên các trục lộ giao thông bảo đảm hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng kỹ thuật. UBND thành phố dựa vào quy hoạch quảng cáo đƣợc duyệt, cấp phép về vị trí, kích thƣớc và nội dung, ma- két quảng cáo của các biển quảng cáo nằm trên hệ thống giao thông huyện lộ và nội thành. Tuy nhiên, sự phối hợp trong khâu hậu kiểm sau khi các đơn vị, cá nhân đƣợc cấp phép cho quảng cáo ngoài trời, lại gần nhƣ bằng không. Nhiều quảng cáo có “dính” đến nhiều Sở nên việc xét duyệt mới chỉ trên hồ sơ giấy tờ và sau khi xét duyệt xong, có phê duyệt đồng ý thì có thể coi nhƣ hoàn tất, công việc tiếp theo là theo dõi cung cách, số lƣợng, thời gian treo quảng cáo thì bị bỏ ngỏ….

2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động quảng cáo. quảng cáo.

2.2.3.1 Tổ chức và quản lý các công ty, đơn vị hoạt động quảng cáo.

- Về các loại hình cơ quan, doanh nghiệp tham gia thực hiện quảng cáo. Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 15 doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên lĩnh vực quảng cáo, trong đó có 18 công ty truyền thông- quảng cáo, 01 công ty sản xuất, lắp ráp đèn, biển quảng cáo, 30 công ty in ấn, xuất bản các ấn phẩm quảng cáo,...

Qua tìm hiểu một số công ty quảng cáo, đã cho thấy quy mô, nguồn nhân lực của các đơn vị còn nhỏ lẻ, manh mún. Chẳng hạn: Công ty quảng cáo Hoàng Long ở địa chỉ đƣờng Nguyễn Biểu, thành phố Hà Tĩnh là đơn vị quảng cáo đứng vào hàng “nhất, nhì” về lĩnh vực quảng cáo của thành phố và của tỉnh Hà Tĩnh có 02 chi nhánh ở thành phố và ở huyện Cẩm Xuyên. Công ty có số lƣợng công nhân 46 ngƣời, với thu nhập 4-5 triệu đồng/01 ngƣời/1

tháng; doanh thu 10 tỷ đồng/1 năm, hàng năm đóng thuế cho nhà nƣớc từ 1,2- 1,5 tỷ đồng. Lĩnh vực quảng cáo của công ty chủ yếu là trang trí nội thất.

- Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo. + UBND thành phố:

Trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý, thực hiện quy hoạch trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Tổ chức việc kiểm tra và xử lý sai phạm về hoạt động quảng cáo tại địa phƣơng. Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tiến hành hƣớng dẫn quy hoạch quảng cáo đã đƣợc phê duyệt và thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo tại địa phƣơng.

Chỉ đạo UBND xã, phƣờng thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc, kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình trạng dựng biển quảng cáo không phép, không đúng vị trí địa điểm đã quy định.

+ Phòng văn hóa thông tin: có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, in ấn; kiểm tra các cơ sở về thực hiện theo Luật quảng cáo. Tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân thành phố xử lý đối với các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc kiểm tra , xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.

+ Phòng Quản lý đô thị: có trách nhiệm tham mƣu cho UBND quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, xây dựng, đô thị. Thẩm định kết cấu các hoạt động quảng cáo phù hợp với cảnh quan kiến trúc; phối hợp với ngành dọc để hƣớng dẫn tổ chức công dân thực hiện quảng cáo.

2.2.3.2 Cơ chế quản lý hoạt động quảng cáo.

Căn cứ vào Luật Quảng cáo và Quy hoạch quảng cáo của tỉnh Hà Tĩnh, Sở VHTT&DL phân cấp việc cấp phép và quản lý cho thành phố thực hiện: Quảng cáo trên các trạm bảng tin, quảng cáo rao vặt; Các bảng quảng cáo áp tƣờng (dƣới 20m2); Các hình thức quảng cáo trên dải phân cách, trên cột điện, nhà chờ, bán vé xe buýt, cabin điện thoại công cộng; Quảng cáo các lôgô, thƣơng hiệu trên các biển hiệu, hộp đèn.

Việc xử lý các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo căn cứ Điều 8 Luật Quảng cáo và Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 40% ngƣời đƣợc tổ chức và quản lý các công ty, đơn vị hoạt động quảng cáo; 45% đánh giá ở mức độ tốt; 10% ở mức độ bình thƣờng; 5% cho rằng ở mức độ chƣa tốt.

Theo thống kê của phòng Văn hóa thành phố Hà Tĩnh, chỉ tính riêng năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013, đơn vị đã tiếp nhận và thẩm định gần 100 hồ sơ đăng ký quảng cáo, hầu hết những quảng cáo đƣợc cấp phép đều đƣợc tạo điều kiện bố trí vị trí quảng cao thuận tiện, phù hợp với quy hoạch quảng cáo của thành phố. Ngoài ra, hàng năm Phòng văn hóa chỉ đạo đội kiểm tra liên ngành 814 tiến hành kiểm tra, giám sát 30 tổ chức, cá nhân thực hiện hình thức quảng cáo ngoài trời, các lực lƣợng chức năng cũng đã tiến hành lập biên bản nhắc nhỏ 4 trƣờng hợp quảng cáo quá thời gian quy định, xử phạt 3 trƣờng hợp quảng cáo không có giấy phép, treo quảng cáo sai vị trí.

Mặc dù lực lƣợng chức năng đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động trên lĩnh vực quảng cáo, tuy nhiên tình trạng vi phạm các quy định của nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời khó đi vào nề nếp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên xuất phát từ những hạn chế về quy

định của pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế, trong quá trình xây dựng và khai thác bảng quảng cáo, các đơn vị, các nhân không nghi giấy phép thực hiện quảng cáo, dựng sai vị trí và kích thƣớc không đúng với giấy phép, hình thức quảng cáo còn nghèo nàn, thiếu quy hoạch đồng bộ... Ngoài ra, giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn chƣa có sự thống nhất quan điểm về đối với công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời, gây trở ngại cho doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo thƣơng mại ngoài trời cũng nhƣ những khó khăn trong hoạt động cấp phép, quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69)