Quản trị các tác động từ hoạt động quảng cáo

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 84)

Hoạt động quảng cáo thể hiện rất rõ tính hai mặt của nó. Trong xã hội hiện đại, quảng cáo là một phần không thể thiếu, song những mặt trái của nó cũng đã bộc lộ rõ và không kém phần nguy hại nếu không có biện pháp quản trị, đối phó kịp thời. Một số sản phẩm kém chất lƣợng không rõ nguồn gốc thậm chí độc hại vẫn lọt qua vòng quản lý để đƣợc quảng cáo tới ngƣời tiêu dùng. Một số sản phẩm cấm quảng cáo vẫn đang đƣợc quảng cáo dƣới các hình thức tinh vi. Những nội dung, hình ảnh phản xuất hiện tràn lan trong trong các chƣơng trình quảng cáo. Do kết cấu, diện tích, độ cao, vị trí quảng

cáo không phù hợp mà gây hạn chế tầm nhìn, hoặc gãy đổ khi gặp gió lốc nguy hiểm đến tính mạng ngƣời dân,… Bởi vậy, việc quản trị các tác động của quảng cáo, khuyến khích các tác động hữu ích tới đời sống kinh tế- chính trị - xã hội, đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các tác động tiêu cực là nội dung, trách nhiệm nặng nề của công tác quản lý nhà nƣớc. Qua khảo sát, có tới 20% ngƣời đƣợc hỏi đồng tình với nhận định rằng quản trị các tác động từ hoạt động quảng cáo là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

Là một thành phố trực thuộc tỉnh, dĩ nhiên, để quản trị các tác động của quảng cáo thì không thể một mình Hà Tĩnh có thể giải quyết. Song, với chức trách, nhiệm vụ của mình, Thành phố cần tập trung vào các việc sau:

- Quản trị các tác động về kinh tế. Quản lý ngay từ khâu thẩm định hồ sơ, kế hoạch quảng cáo của các doanh nhiệp. Bảo đảo ngƣời cung cấp sản phẩm, ngƣời thực hiện dịch vụ quảng cáo phải thực hiện nghiêm túc sự trung thực trong thông tin quảng cáo. Thực hiện đúng các bộ tiêu chí sản phẩm trong quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp. Thành lập bộ phận chuyên trách thẩm định các thông tin quảng cáo. Nghiêm cấm các hiện tƣợng dùng quảng cáo để cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh quảng cáo cần chú trọng việc yêu cầu đơn vị quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đƣợc quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo, thậm chí nếu thấy cần thiết có thể yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

- Quản trị các tác động về xã hội. Khuyến khích, có ƣu đãi về thuế, địa điểm cho các họat động quảng cáo về các sự kiện chính trị, văn hóa, truyền thống của đất nƣớc và địa phƣơng. Bảo đảm các thông tin và hình ảnh quảng cáo không xâm phạm đến truyền thống văn hóa quê hƣơng. Đặc biệt lƣu ý đến nội dung quảng cáo trong trƣờng học, gần trƣờng học phải bảo đảm tính giáo

dục, tính thẩm mỹ. Hạn chế quảng cáo những sản phẩm, dịch vụ nhạy cảm, chỉ dành cho ngƣời lớn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc các bảng quảng cáo tấm lớn.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong các hoạt động quảng cáo.

Qua khảo sát, có tới 27% (là chỉ số cao nhất trong 5 phƣơng án đƣa ra) số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tăng cƣờng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

Thực hiện nghiêm những quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo điều 7 Luật Quảng cáo, nhất là thuốc lá, rƣợu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dƣỡng bổ sung dùng cho trẻ dƣới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực và các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả việc giám sát và xử lý các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo theo Điều 8 Luật Quảng cáo, bám sát Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo đƣợc áp dụng tại chƣơng 3, từ điều 50 đến điều 78 của Nghị định này. Với Thành phố Hà Tĩnh, trƣớc mắt tập trung vào các hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; quảng cáo làm ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả

năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lƣợng, chất lƣợng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phƣơng thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã đƣợc công bố; quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thƣờng của trẻ em; treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Bên cạnh đó, cũng rất cần thƣờng xuyên chú ý đến các hành vi quảng cáo gây ảnh hƣởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc; quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về ngƣời khuyết tật; quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Phòng Văn hóa thông tin thành phố tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các hình thức quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật và quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, kiên quyết tháo dỡ những hình thức quảng cáo không có giấy phép, đối với các hình thức quảng cáo đã hết thời hạn cấp phép hoặc vi phạm kiểu dáng, kích thƣớc, tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật thì yêu cầu các tổ chức và bảng quảng cáo dựng không nằm trong quy hoạch (do cấp phép trƣớc khi có quy hoạch) thì yêu cầu các đơn vị, các nhân thực hiện lại quy trình cấp phép, điều chỉnh lại hình thức quảng cáo đúng theo quy định và tiêu chí quy hoạch...

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh đã xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.... Hiện tƣợng giả danh nhà báo, công tác viên

của các cơ quan báo chí đến các doanh nghiệp, đơn vị hành chính đề nghị đăng thông tin quảng cáo khá phổ biến. Các cơ quan chức năng phối hợp tốt trong ngăn ngừa các hoạt động trên.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 84)