Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 51)

a) Nguồn từ Internet:

4.3.1. Đối với cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần có các biện pháp miễn giảm thuế và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thiết bị giáo dục thường phải nhập các linh kiện của nước ngoài để lắp ráp, sản xuất. Nhà nước có các chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu này, giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần thực hiện chế độ hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp sản xuất, thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 5- 7 năm. Ngoài ra, Nhà nước cần phải hạ lãi suất tiền vay ngân hàng đối với các đơn vị sản xuất sản phẩm thiết bị giáo dục đòi hỏi vốn lớn và có độ rủi ro cao.

Thứ hai, xây dựng các chính sách thương mại.

Trong chính sách thương mại, Nhà nước cần phải có biện pháp ổn định giá cả của hàng hóa, giá cả có thể thay đổi nhưng trong giới hạn mức giá cho phép (giá trần, giá sàn), giá cả không được cao quá và cũng không được xuống

quá thấp vì điều đó sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho các công ty và người tiêu dùng. Một khía cạnh khác của vai trò ổn định giá cả của Nhà nước là tạo một môi trường cạnh tranh công bằng không cho phép các doanh nghiệp lớn chèn ép các doanh nghiệp nhỏ, qua đó khuyến khích sự phát triển đồng bộ của hệ thống doanh nghiệp trong cả nước.

Thứ ba, Nhà nước cần có các chính sách liên quan đến thị trường đối với các hoạt động lưu thông sản phẩm thiết bị giáo dục trên nước ta hiện nay.

Chính phủ cần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có thị trường rộng lớn bằng việc ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa các chính phủ. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và cũng thâm nhập dễ dàng hơn vào các thị trường nước ngoài. Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp trong cả nước trong ngành thiết bị giáo dục là điều kiện để công ty mở rộng thị trường, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.

Hiện nay, thị trường thiết bị giáo dục của Việt Nam đang diễn ra rất hỗn loạn. Thị trường thiết bị giáo dục được thả trong tình trạng “không biết ai mua ai bán”. Những công ty nhỏ thường chạy mua hàng lung tung và không có kế hoạch sản xuất. Mặt khác, cũng có hiện tượng một số doanh nghiệp đã giảm giá để trúng thầu nhưng kết quả là chất lượng kém.

Một thực tế nữa là: Bộ GD& ĐT giao việc kiểm tra, giám sát chất lượng thiết bị cho các sở. Bộ không lập đoàn kiểm tra năng lực thực tế của các doanh nghiệp cung ứng thiết bị. Những năm học trước, đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp không có khả năng sản xuất cũng đăng ký cung cấp thiết bị và được Bộ GD& ĐT cấp “quota”. Sau đó, các doanh nghiệp này bán quota để hưởng phần trăm. Điều này dẫn đến tình trạng mẫu mã đúng quy định nhưng chất lượng rất kém.

Vì vậy, Bộ GD- ĐT cần thống nhất trong toàn quốc 1 cơ chế mua sắm theo luật đấu thầu mới mà Quốc hội vừa ban hành, ngành GD- ĐT phải lựa chọn những nhà thầu có năng lực cạnh tranh, có uy tín và loại trừ tất cả các doanh nghiệp không đủ năng lực và trong quá trình cung ứng đã từng có vi phạm, không đảm bảo chất lượng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong cung ứng thiết bị. Nhà nước cần có các chính sách quản lý thị trường đối với hoạt động lưu thông của các sản phẩm thiết bị giáo dục, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng niu sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Cuối cùng, Nhà nước cần có các chính sách chống hàng nhập lậu từ bên ngoài.

Nhà nước cần khẩn cấp có các biện pháp hạn chế việc nhập lậu sản phẩm thiết bị giáo dục của Trung Quốc vào Việt Nam vì nó sẽ gây ra sự chèn ép rất lớn cho các doanh nghiệp TBGD Việt Nam. Chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... bằng việc thực hiện tốt các công tác bảo hộ bản quyền. Hạn chế đầu tư 100% vốn nước ngoài vào ngành thiết bị giáo dục thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép đầu tư vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w