Những hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 47)

a) Nguồn từ Internet:

4.1.2.Những hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc

a) Những hạn chế:

Việc mua sắm thiết bị của các trường học và các dự án đều phải thông qua hình thức đấu thầu. Đây là một đặc điểm có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp không đủ nguồn hàng để cung ứng cho các trường học gây ra hiện tượng thiếu thiết bị khi khai giảng năm học mới, dẫn đến giáo viên và học sinh phải dạy chay và học chay.

Vấn đề về chất lượng sản phẩm các thiết bị giáo dục còn kém

Một vấn đề bất cập hiện nay trong việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục là các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn về mặt chất lượng các thiết bị giáo dục, một số thiết bị chất lượng chưa đảm bảo.

Về việc xác lập và cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung ứng

+ Ý tưởng và thiết kế sản phẩm là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu nhất của ngành thiết bị giáo dục Việt Nam.

+ Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Phát triển công nghiệp phụ trợ đang là vấn đề của ngành thiết bị giáo dục. Theo Hiệp hội thiết bị giáo dục Việt Nam, năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là 5,696 triệu USD. Việt Nam chỉ có khoảng 855 doanh nghiệp phụ trợ và bán phụ trợ. Vì vậy, đến cuối năm 2008, hơn 60% nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu. Theo đó, ngành thiết bị giáo dục Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, tất yếu giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm, không chủ động trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất chịu sức ép từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu.

Ngành TBGD mới chỉ thực sự mạnh về khâu thương mại hóa trong nước, thương mại hóa ở các thị trường xuất khẩu còn yếu.

+ Khâu phân phối & marketing:

Khâu này chưa có sự tham gia của các hãng phân phối lớn và chuyên nghiệp, chủ yếu các doanh nghiệp tự thực hiện phân phối thông qua hệ thoongss các cửa hàng giới thiệu và các đại lý nhỏ lẻ của tư nhân. Mặt khác, còn rất nhiều doanh nghiệp đang yếu năng lực marketing- công cụ nền tảng của việc tạo dựng hệ thống phân phối hiệu quả. Với thị trường xuất khẩu, khâu phân phối hoàn toàn dựa vào đối tác. Các chuyên gia trong ngành thiết bị giáo dục ước tính, tới 60% lợi nhuận (tính trên 1 sản phẩm thiết bị giáo dục từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ này.

b) Những nguyên nhân

 Nguyên nhân của việc không đủ nguồn hàng để cung ứng cho các trường học

+ Sản phẩm thiết bị giáo dục không phải là những sản phẩm dân dụng, do vậy sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là khó khăn (vì phải đảm bảo tính sư phạm), đòi hỏi vốn lớn, thời gian sản xuất lâu.

+ Với hình thức đấu thầu mua sắm thiết bị, có nhiều cán bộ còn ít kinh nghiệm về thủ tục đấu thầu, nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Còn các doanh nghiệp không thể sản xuất ngay để cung ứng cho các địa phương khi có nhu cầu. Vì vậy, doanh nghiệp không đủ nguồn hàng để cung ứng.

 Nguyên nhân liên quan đến chất lượng các sản phẩm thiết bị giáo dục còn kém

Thực tế cho thấy, những đơn vị vốn ít, sản xuất nhỏ, thì hoặc là không đủ công suất để sản xuất hàng loạt sản phẩm trong một thời gian ngắn, hoặc là không dám sản xuất trước chờ sẵn để sẵn sàng cung ứng khi địa phương có nhu cầu, chỉ những đơn vị cung ứng có năng lực về vốn, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nhân lành nghề... mới có đủ tiềm lực để sản xuất TBGD cung ứng cho thị trường. Số lượng các đơn vị này hiện nay chưa nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa dám đầu tư cơ sở hạ tầng, một số loại thiết bị chưa thể sản xuất trong nước, phải nhập khẩu từ nước ngoài rồi lắp lại nên còn mang tính chắp vá, manh mún, thủ công, chất lượng kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xây dựng danh mục, phê duyệt mẫu, duyệt giá còn chậm. Như vậy, quỹ thời gian để các nhà sản xuất mua sắm nguyên liệu, triển khai làm thiết bị là rất

ngắn. Điều này không thể tránh khỏi hiện tượng làm nhanh, làm ẩu cho kịp thời hạn hợp đồng, khiến chất lượng một số TBGD không đảm bảo.

 Nguyên nhân liên quan đến việc xác lập và cải thiện giá trị gia tăng Đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vốn ít, chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp, đội ngũ cán bộ thiếu kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động xúc tiến thương mại còn đơn giản, sơ lược và không có hiệu quả. Vì vậy, đỏi hỏi các doanh nghiệp cần phải gắn kết các khâu sản xuất, thiết kế và tiếp thị một cách chuyên nghiệp để cải thiện giá gia tăng trong chuỗi cung ứng.

4.2. Những dự báo và phương hướng phát triển thương mại các sản phẩm TBGD phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 47)