Những thành công trong việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 45)

a) Nguồn từ Internet:

4.1.1.Những thành công trong việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc

Trong 5 năm hoạt động (2004- 2009), Hiệp hội TBGD Việt Nam đã chủ động trong việc tạo ra những sản phẩm thiết bị giáo dục mới, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở các cấp học. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn không ngừng cải tiến nâng cấp dây chuyền, trang thiết bị để đưa ra những sản phẩm độc đáo. Các sản phẩm do Hiệp hội TBGD Việt Nam sản xuất đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có thị trường khó tính như: Nga, Mỹ, Hàn Quốc. Tính tổng cộng trong 5 năm, xuất khẩu kim ngạch thiết bị giáo dục đã trên 10 triệu USD.

 Về quy mô

Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thiết bị giáo dục không ngừng bổ sung vốn kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên giàu kinh nghiệm, cải tiến khoa học công nghệ vào việc sản xuất. Các doanh nghiệp đã có được mạng lưới khách hàng cung cấp vật tư thiết bị đáng tin cậy, điều này đã giúp công ty thành công khi đấu thầu và triển khai các dự án lớn.

Hệ thống phân phối theo “chuỗi” bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển như là một tất yếu khách quan của lý thuyết “quy mô kinh tế” trong lĩnh vực phân phối. Ví dụ Công ty cổ phần thiết bị giáo dục & khoa học kĩ thuật Long Thành có các hệ thống văn phòng đại diện và các trung tâm bảo hành ủy quyền ở một số tỉnh và thành phố trong cả nước, cụ thể: 1 văn phòng đại diện ở Hà Nội, 6 trung tâm bảo hành và trưng bày sản phẩm thiết bị giáo dục, một số công ty trưng bày các sản phẩm thiết bị giáo dục tại các địa phương trong nước.

Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp ngày càng phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung, thực hiện trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu...) để tạo ra những liên minh mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn.

 Về chất lượng

Các doanh nghiệp đã đặc biệt quan tâm đến các chính sách phát triển nguồn hàng như chính sách đa dạng hóa sản phẩm, chính sách tăng cường liên kết với các nhà cung ứng vật tư thiết bị. Từ đó, doanh nghiệp tìm được các đối tác cung ứng cho doanh nghiệp mình, góp phần giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm. Việc xác lập và cải thiện giá trị gia tăng trong mỗi chuỗi giá trị cung ứng của các doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi. Để đơn giản hơn trong phân tích, ta có thể hình dung ngành thiết bị giáo dục được chia thành 4 khâu cơ bản: ý tưởng & thiết kế, chuẩn bị sản xuất/phụ trợ, sản xuất, thương mại hóa/phân phối và marketing.

+ Khâu ý tưởng và thiết kế sản phẩm thiết bị giáo dục:

Là ngành có công nghệ sản xuất tương đối cao, phải đảm bảo tính sư phạm. Khâu này chủ yếu tập trung phát triển công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của thị trường thiết bị giáo dục.

+ Khâu phân phối sản phẩm & marketing:

Tại thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có những quyết sách marketing thành công; Công ty cổ phần thiết bị giáo dục & khoa học kĩ thuật Long Thành với chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà cũng có danh tiếng tại thị trường phía Bắc...

Đạt được những thành công ở trên, đó là do các lý do sau:

Thứ nhất, tổ chức tốt quá trình nghiên cứu mẫu của Bộ GD & ĐT đã duyệt, từ đó đẩy nhanh tiến độ cung ứng thiết bị đến các trường học một cách kịp thời.

Thứ hai, các doanh nghiệp chuẩn bị tốt đội ngũ phát triển kinh doanh, marketing, nghiên cứu thị trường.

Thứ ba, trình độ, năng lực cho các cán bộ làm trong công tác thu mua, am hiểu về luật đấu thầu được nâng cao. Đồng thời, các doanh nghiệp cần có chương trình bồi dưỡng tập huấn sử dụng thiết bị cho tất cả các giáo viên cốt cán ở các tỉnh phía Bắc. Từ đó, việc tổ chức mua sắm của từng trường sẽ nhanh hơn và đảm bảo thời gian cung ứng thiết bị giáo dục phục vụ cho năm học mới.

Thứ tư, không ngừng duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được. Phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp tham

gia hoạt động phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học.

Thứ năm, nhà nước đã tạo được môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ sáu, nhà nước có chính sách tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng thị phần thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.

4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn hiện nay (Trang 45)