Các giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố (Trang 93)

6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn:

3.5. Các giải pháp về công nghệ

+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai trong đó bao gồm cả hệ thống thực hiện thủ tục hành chính trong việc cho các tổ chức kinh tế thuê đất. Thƣờng xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quản lý đất đai.

+ Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống tƣ liệu, hồ sơ đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và các công cụ quản lý khác trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

+ Ứng dụng nhanh chóng các công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ số để làm thay đổi toàn diện phƣơng thức quản lý đất đai từ điều tra, khảo sát thu thập thông tin tới xử lý số liệu, quản lý, vận hành và khai thác dữ liệu, xây dựng hệ thống hồ sơ đất đai; trao đổi, cung cấp thông tin cũng nhƣ thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính.

+ Theo kịp xu thể phổ biến trên thế giới: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý đất đai để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cƣờng ứng dụng khoa học - công nghệ phải đi đôi với việc đổi mới mô hình tổ chức, đảm bảo cho mô hình tổ chức phải phù hợp với công nghệ mới, phát huy tối đa lợi thế của công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

+ Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ đƣợc phát triển qua nhiều năm và từng bƣớc đổi mới. Hệ thống pháp luật đất đai đã đƣợc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, từng bƣớc hoàn thiện, nội dung tƣơng đối đầy đủ và cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Các quy trình chuyên môn - pháp lý đã đƣợc hình thành, phát triển phù hợp với quy định của pháp luật. Do vậy việc ứng dụng các công nghệ để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật, tài liệu pháp lý là rất cần thiết trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai.

+ Đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên viên có trình độ về công nghệ đồng đều, chất lƣợng tốt để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong ứng dụng công nghệ mới.

phí vận hành, duy trì hệ thống thông tin đất đai.

+ Nghiên cứu tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai; quy định lộ trình triển khai dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai.

+ Minh bạch hóa trong việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu đất đai đƣợc khai thác qua cổng thông tin đất đai ở trung ƣơng, địa phƣơng và phải nộp phí; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện đúng quy định của pháp luật; không tự ý làm sai lệch thông tin, dữ liệu.

+ Nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng việc lập hồ sơ xin thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua mạng internet nhằm tinh giản thủ tục và lãng phí trong công tác in sao hồ sơ, tài liệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả phải dựa vào hệ thống chính sách pháp luật về Đất đai. Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nƣớc quản lý đất đai có hiệu quả, là cơ sở để Nhà nƣớc thiết lập mối quan hệ của mình với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

Kết quả nghiên cứu đã nêu đƣợc vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu. Nhà nƣớc không trực tiếp sử dụng đất mà giao quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Tổng quan hệ thống hóa các chính sách (Trung ƣơng, địa phƣơng có liên quan) về cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế qua các giai đoạn trƣớc khi có Luật Đất đai, giai đoạn 1993 - 2003 và giai đoạn từ năm 2003 đến nay. Qua đó phân tích đƣợc từng giai đoạn ngƣời sử dụng đất có trách nhiệm và quyền hạn gì khi đƣợc cho thuê đất, phân tích đƣợc những vƣớng mắc, khó khăn khi thực hiện ở các giai đoạn trƣớc cũng nhƣ đã đƣợc sửa đổi vào thời gian sau.

Tổng hợp đƣợc kết quả cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc thuê đất trên địa bàn thành phố và từ đó đánh giá đƣợc thực trạng công tác cho thuê đất của thành phố Hải Phòng qua các giai đoạn khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc Chính phủ phê duyệt (2000 - 2010) và khi chƣa đƣợc phê duyệt (sau năm 2010) nhằm phân tích đƣợc những bất cập, khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ tìm ra nguyên nhân của những bất cập đó. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về tài chính, nhóm giải pháp về thủ tục hành chính và nhóm giải pháp về công nghệ nhằm khắc phục những vƣớng mắc, bất cập nhằm tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch khi thực hiện cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế.

2. Kiến nghị

Cần thay đổi Luật Đất đai nhằm giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nhƣ: xác định rõ suất đầu tƣ, thời điểm lập quy hoạch, tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh việc xác định đƣờng địa giới hành chính đối với các địa phƣơng có đất ven biển, xây dựng hệ thống cơ quan định giá đất để xây dựng bảng giá đất, nghiên cứu, đƣa ứng dụng việc cấp sổ đỏ qua mạng vào thực tiễn, áp dụng tại các địa phƣơng trên toàn quốc; đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc lựa chọn hình thức thuê đất.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác định giá đất và xây dựng hệ thống hồ sơ, cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất; xây dựng hoàn thiện khung pháp lý, quy trình kỹ thuật, hệ thống hồ sơ, cơ sở dữ liệu định giá đất; kiện toàn và phát triển hệ thống cơ quan định giá đất của Nhà nƣớc và hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất ngoài công lập. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai

- Đối với cấp địa phƣơng: Các địa phƣơng cần chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, triển khai mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn hoặc loại bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, trùng lặp với các thủ tục khác. Cải cách thủ tục hành chính có vị trí và vai trò quan trọng công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ, có nội dung và yêu cầu cụ thể, do vậy cần phải có sự phân công và xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính một cách thƣờng xuyên. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã đƣợc cải tiến theo hƣớng đơn giản hóa, thống nhất và công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền luật định, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.Xây dựng bảng giá đất đối với các loại đất chƣa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nƣớc ven biển để tính toán tiền sử dụng đất khi cho thuê đất; rà soát, thống kê các công việc liên quan trực tiếp tới việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức kinh tế có nhu cầu xin thuê đất ở tất cả các cơ quan chức năng để đề xuất việc thực hiện giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông. Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các thủ tục trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm xử lý công việc của các bộ

phận, cơ quan liên quan, loại bỏ khâu trung gian gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Để có thể thu hút đầu tƣ, tăng đà phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, việc đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách Nhà nƣớc trong việc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế là việc cần phải thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc khi thực hiện việc cho các tổ chức kinh tế thuê đất nhƣng vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thúc Bảo (1985), sơ lược tình hình lịch sử Địa chính và Địa chính Việt

Nam, Tổng cục Quản lý ruộng đất số 1/1985.

2. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2012, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 114/TT-BTC ngày 26/11/2004 hướng dẫn thực

hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTN&MT ngày 13/4/2005, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTN&MT ngày 02/11/2009 hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (tháng 9 năm 2011), Một số nội dung quản lý Nhà

nước về Tài nguyên và Môi trường (dành cho cán bộ lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường), Hà Nội.

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền

sử dụng đất, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Nghị quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006 xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của thành phố Hải Phòng, Hà Nội.

12. Chính phủ (2007) Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2004, Hà Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

18. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

19. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (2008), Luật Đầu tư, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 21. Quốc hội (2009), Luật Xây dựng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 22. Quốc hội (2009), Luật khoáng sản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 23. Quốc hội (2009), Luật Điện lực, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

24. TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai.

25. Thủ tƣớng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13/08/2004

phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

26. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày

27/11/2006 phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Hà Nội.

27. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

28. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2006), Quyết định số 2054/2006/QĐ- UBND ngày 15/9/2006 ban hành quy định về trình tự thủ tục đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

29. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2006), Quyết định số 877/2008/QĐ- UBND ngày 28/5/2008 ban hành quy định về trình tự thủ tục đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,

chuyển nhượng tài sản trên đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hải Phòng.

30. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2010), Quyết định số 1609/2010/QĐ- UBND ngày 30/9/2010 ban hành quy định về trình tự thủ tục đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và một số thủ tục hành chính khác trong quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

31. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015, thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

32. GS, TSKH Đặng Hùng Võ, Giáo trình hệ thống pháp luật Đất đai.

33. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của thành phố Hải Phòng. 34. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Hải Phòng.

35. Bản đồ chuyên đề công nghiệp, sản xuất kinh doanh đến năm 2020 thành phố Hải Phòng.

36. Bản đồ định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hải Phòng.

37. Bản đồ chuyên đề quy hoạch đô thị vùng huyện đến năm 2020 thành phố Hải Phòng

38. Bản đồ chuyên đề quy hoạch giao thông đến năm 2020 thành phố Hải Phòng. 39. Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)