6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn:
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm gấn đây gặp nhiều điều kiện bất lợi. Kinh tế thế giới chậm phục hồi, nợ công của các nƣớc khu vực Châu Âu lan rộng dã tác động bất lợi đến kinh tế cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng. Tình hình biển đông diễn biến phức tạo. Trong nƣớc, một số sản phẩm đầu vào chủ yếu cho sản xuất kinh doanh nhƣ điện, than, xăng dầu tiếp tục tăng giá,...; lãi suất huy động tuy giảm nhƣng lãi suất cho vay vẫn còn cao, thị trƣờng bất động sản đình trệ và chƣa có khả năng phục hồi; Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp với chính sách tài khóa chặt chẽm hiệu quả nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bội chi Ngân sách đồng với với việc triển khai bƣớc đi đầu tiên của nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế đã có những tác động hai mặt đến phát triển kinh tế xã hội.
Một số dự án sản xuất công nghiệp lớn, dự kiến huy động đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế vẫn chƣa đi vào sản xuất ổn định nhƣ: Nhà máy sơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, nhà máy DAP; nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Chính sách cấm biên của Trung Quốc ảnh hƣởng lớn tới hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất qua cảng Hải Phòng và doanh thu dịch vụ vận tải. Thị trƣờng thu hẹp, nhiều doanh nghiệp sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn đã phải ngừng hoặc giảm quy mô sản xuất; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng cao dẫn đến tình trạng ngƣời lao động không có việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Thu chi Ngân sách rất căng thẳng, nợ xây dựng cơ bản tăng cao, đấu giá quyền sử dụng đất rất khó khăn do thị trƣờng trầm lắng. Tình hình thời tiết diễn biến bất thƣờng đã gây nhiều thiệt hại đối với tài sản và sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Bên
cạnh đó, Hải Phòng còn tập trung giải quyết khối lƣợng công việc nhiều hơn các năm trƣớc: giải quyết điểm nóng an ninh nông thôn, các vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xúc tiến vận động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tập trung kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ƣơng 4.
Mặc dù vậy, tình hình cũng có những thuận lợi nhất định: Một số cơ chế, chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ ban hành đang dần phát huy tác dụng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng; lạm phát đƣợc kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại; tỷ giá ngoại tệ cơ bản ổn định, lãi suất đƣợc điều chỉnh giảm dần đã giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Việc tổ chức thành công lễ hội Hoa Phƣợng đỏ lần thứ nhất tạo niềm tin và phấn khởi trong nhân dân thành phố.
Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì đƣợc tăng trƣởng. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng 8,12% tuy thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhƣng vẫn gấp 1,56 lần bình quân cả nƣớc. Trong đó tốc độ tăng trƣởng nhóm nông, lâm, thủy sản là 4,59% - đạt kế hoạch tiếp tục ổn định và phát triển khá, nhóm công nghiệp, xây dựng là 5,75% và nhóm dịch vụ là 10,47% đều không đạt kế hoạch.
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện đạt 38.246 tỷ đồng tăng 9,15% so cùng kỳ. Tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế; tạo mọi điều kiện thuận lợi, chủ động chuẩn bị đoan làn sóng đầu tƣ mới từ nƣớc ngoài, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc. Tiếp tục triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu, kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ triển khai dự án, giải ngân đúng tiến độ. Các dự án thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đánh giá cao về quy mô, chất lƣợng, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Lũy kế đến năm 2012, toàn thành phố có 335 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 6,3 tỷ USD.
Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm, tập trung cao cho các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo xây dựng đề án nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn gay gắt, bất thƣờng song với quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân thành phố tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng đã có bƣớc phát triển, nhiều lĩnh vực phát triển khá, quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, an sinh xã hội đƣợc quan tâm và đã đề xuất một số nhân tố mới tạo tiền đề cho phát triển những năm tiếp theo: Triển khai buiwcs đầu nhiệm vụ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng. Quy hoạch cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Cát Bi, Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Thu hút vốn FDI đạt kết quả cao; hoàn thành nạo vét luống vào Cảng Hải Phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất nông nghiệp, thu hút khách du lịch đạt kế hoạch đề ra. Văn hóa xã hội đƣợc quan tâm tập trung chỉ đạo, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh đƣợc đảm bảo. Công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch còn yếu kém dẫn đến nhiều cán bộ sai phạm phải xử lý. Quản lý trật tự xây dựng chƣa theo kịp yêu cầu, tình trạng xây dựng không phép xảy ra ở nhiều địa phƣơng. Quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập, một số công trình trọng điểm, cấp bách, sử dụng vốn ODA nhƣng chƣa có kế hoạch sử dụng đất năm 2012 ảnh hƣởng đến tiến độ xây dựng và giải ngân vốn.