0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ĐẶC ĐIỂM PHÂN VI SINH 1 Khái niệm phân vi sinh

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME PHÂN GIẢI CELLULOSE TỪ MỘT SỐ NGUỒN PHẾ THẢI TRONG CÔNG, NÔNG NGHIỆP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỒNG NẤM VÀ CHẾ BIẾN PHÂN VI SINH TỪ BÃ THẢI (Trang 36 -36 )

- Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng.

1.11. ĐẶC ĐIỂM PHÂN VI SINH 1 Khái niệm phân vi sinh

1.11.1. Khái niệm phân vi sinh

Phân bón vi sinh vật (gọi tắt là phân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn, có mật độ đạt tiêu chẩn hiện hành. Thông qua các quá trình hoạt động của chúng, sau quá trình bón vào đất tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được (N,P,K...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản. Phân vi sinh đảm bảo không góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản. Phân vi sinh đảm bảo không góp gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Để có phân vi sinh trước hết cần phải có các chủng vi sinh vật hữu ích có hoạt lực cao và khả năng cạnh tranh cao.

Ở trong đất thường sẵn có một tập đoàn vi sinh vật phong phú về mật độ và số lượng thường từ 103 - 107 tế bào/ gam đất.

Phân vi sinh là chế phẩm sinh học của các vi sinh vật sống, thời hạn sống

tính của mỗi chủng vi sinh vật (được gọi là tính công nghệ của chúng), thành phần và điều kiện nơi cứ trú (gọi là chất mang). Trong công tác nghiên cứu, một mục tiêu quan trọng cần đạt là kéo dài thời hạn bảo quản của phân vi sinh.

Để phân vi sinh phát huy đầy đủ hiệu quả của chúng đối với đất và cây trồng cần phải chú ý các đặc điểm sau:

Giữa vi sinh vật và cây trồng có mối liên hệ nhất định. Có chủng vi sinh vật chỉ sống cộng sinh hay hội sinh với 1 hoặc 1 số cây nhất định như vi khuẩn Rhừobium japonicum chỉ sống cộng sinh với cây đậu tương, trong khi đó vi khuẩn Rhirobium spp có thể tạo nốt sần ở cây lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, ... vi khuẩn Rhirobium thường sống hội sinh với cây hòa thảo, lúa, lùa mì, ngô, mía,... đôi khi được rễ cây chủ tiết ra các sợi tơ nhầy bao bọc tạo nên một dạng tương tự nốt sần ở rễ cây họ đậu. Nhưng cũng có nhiều vi sinh vật sống tự do trong đất, ít liên quan đến cây chủ như Arotobacter Klebsiella, Aspergilus, Bacillus. Vì vậy phân vi sinh cần ghi rõ đối tượng cây trồng để người sử dụng nó sử dụng đúng theo yêu cầu.

Giữa các chủng vi sinh vật cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người ta thấy nếu bổ sung tảo Arospirilum vào chế phẩm Rhirobium thì việc hình thành nốt sần của Rhirobium sẽ tăng lên. Bổ sung khuẩn phân giải lân vào chế phẩm Arospirilum cũng sẽ tăng hiệu quả của chế phẩm. Đây là đặc tính đang được nghiên cứu, khai thác để nâng cao chất lượng phân vi sinh.

Mặc dù vi sinh vật rất nhỏ bé nhưng trong các điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, pH phù hợp, nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Hệ số nhân đôi của nhiều chủng chỉ là 2 - 3 giờ. Ngược lại trong điều kiện bất lợi, chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Đe cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh vật có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong một loại phân.

Sản xuất phân vi sinh không yêu cầu thiết bị đắt tiền, nguyên dễ tìm cho

nên giá thành rẻ.

Sau khi bón phân vi sinh cho đất và cây trồng, ngươi ta thấy mật độ vi sinh vật tăng lên rõ rệt, sau đó giảm đi dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển. Sau khi thu hoạch, mật độ các chủng vi sinh vật này tiến tới cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất. Để đảm bảo hiệu lực của các chủng vi sinh vật hữu ích, vẫn phải bón tiếp phân vi sinh vào đất cho các vụ trồng tiếp theo [3].

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME PHÂN GIẢI CELLULOSE TỪ MỘT SỐ NGUỒN PHẾ THẢI TRONG CÔNG, NÔNG NGHIỆP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỒNG NẤM VÀ CHẾ BIẾN PHÂN VI SINH TỪ BÃ THẢI (Trang 36 -36 )

×