Việt Nam [46]

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 30)

Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt trên 12.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu hoảng 40 triệu USD/năm. Chúng ta đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa phương:

Nấm rơm trồng tập trung ở các tỉnh miền tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, c ầ n Thơ...) chiếm 90 sản lượng nấm rơm cả nước.

Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông nam Bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...) chiếm 70% sản lượng mộc nhĩ trong nước.

Các tỉnh trồng nhiều nấm rơm như Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng đã tận dụng tốt nguồn rơm rạ tạo ra hàng trăm ngàn tấn nấm rơm xuất khẩu. Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long Khánh có hàng trăm trang trại trồng mộc nhĩ bằng mùn cưa cao su mỗi năm sản xuất hàng ngàn tấn mộc nhĩ kho tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở miền Bắc phong trào trồng nấm đã phát triển ở một số tỉnh đồng bàng và trung du tận dụng rơm rạ, mùn cưa trồng các loại nấm mỡ, nấm sò về mùa lạnh; nấm rơm, mộc nhĩ, Linh chi vào mùa hè như các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình... và có xu hướng phát triển thành quy mô trang trại hoặc làng nghề.

Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 15.000 tấn.

Nấm dược liệu: linh chi, vân chi, đầu khỉ... mới được nuôi trồng ở một số tỉnh, thành phố (Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp Hồ Chí Minh, Đà Lạt...) sản lượng mỗi năm đạt khoảng 100 tấn.

Việc nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu nói chung hiện nay rất phù hợp với người nông dân Việt Nam bởi vì:

- Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như : rơm rạ, mùn cưa, thân cây gồ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía các nhà máy đường.

Ước tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ cần sử dụng khoảng 10 - 15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu

- Vôn đâu tư đê trông nâm so với các ngành sản xuât khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá thành 1 đơn vị sản phẩm ) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động trong lúc nông nhàn để trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập

1000.000 đ -1500.000 đ/ tháng. Chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng và 100m2 diện tích đất để làm lán trại. Nếu so với các ngành công nghiệp khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu tư trên 100 triệu đồng/1 người công nhân mới có việc làm.

- Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mờ rộng. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cao gấp 2-3 lần giá thành sản xuất. (Nấm mỡ: 35.000 đ/kg, nấm sò: 25.000 đ/kg, nấm rơm: 45.000 đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội trung bình mồi ngày tiêu thụ khoảng 60 tấn nấm tươi các loại. Nhu cầu ăn nhấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm. Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng hiện nay như thịt, cá, rau có biến động tăng vọt về giá, và chất lượng không được đảm bảo. Người dân lo sợ trong thức ăn của gia súc quá nhiều tăng trọng, rau bị phun quá nhiều hóa chất ... Vì vậy nấm ăn là nguồn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng. Thị trường xuất khẩu nấm mờ, nấm rơm, muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngoài, có thể nói: chúng ta chưa đáp ứng đủ. Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm mỡ, nấm rơm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ 1 đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác.

Tóm lại, hiệu quả kinh tế và xã hội nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam là rất rõ, đặt biệt có ý nghĩa đối với nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm và thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 30)