Các dạng phân vi sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 38)

- Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng.

1.11.2Các dạng phân vi sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau, có thể chia thành 2 loại chính sau:

Phân vi sinh trên nền mang thanh trùng với các đặc điểm:

- Mật độ tế bào vi sinh vật tạp < 1 o6 tế bào/gam. - Thời hạn bảo quản > 6 tháng.

- Vi sinh vật hữu ích được chọn lọc phải giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, con người và các sinh vật khác cũng như chất lượng nông sản.

Phân vi sinh mang trên nền chẩt mang không thanh trùng có cácđặc điểm sau:

- Mật độ tế bào vi sinh vật hữu ích đã được chọn lọc phải đạt trên 10 6 tế bào/gam.

- Thời hạn bảo quản trên 3 tháng.

Phân vi sinh vật giúp cho cây trồng tốt hơn, chất lượng nông sản tốt hơn. Không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, con người và sinh vật khác.

Ngoài ra phân vi sinh còn được chia thành 2 dạng: phân vi sinh dạng đặc và phân vi sinh dạng lỏng.

Từ đầu thế kỷ 20, chế phẩm phân vi sinh bón cho cây họ đậu được sản xuất dưới dạng lỏng nhưng thời hạn bảo quản ngắn, không tiện sử dụng trong sản xuất. Từ những năm 50, việc sử dụng than bùn làm chất mang đã giúp cho phân vi sinh dạng rắn ra đời. Lúc này phân vi sinh có thể bảo quản tới 6 - 12 tháng, lại dễ vận chuyển cho nên được phát triển mạnh vào những năm 80 của thế kỷ 20. Công nghệ mới nhằm xử lí sự sống sót của vi sinh vật trong chất lỏng đã tạo điều kiện để sản xuất phân vi sinh dạng lỏng. Dạng phân này có thể chứa nhiều chủng, mật độ cao, có thời hạn bảo quản lâu, lại dễ vận chuyển và sử dụng

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 38)