Đánh giá khả năng phân giải Cellulose bằng phương pháp đục lỗ

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 47)

- Dễ tìm, giá rẻ.

2.2.6.Đánh giá khả năng phân giải Cellulose bằng phương pháp đục lỗ

thạch

Nguyên lý

Enzyme Cellulose thủy phân cơ chất CMC trong môi trường sẽ tạo thành vòng phân giải màu vàng nhạt xung quanh lồ thạch được nhỏ enzyme vào (hiện màu bằng thuốc thử Lugol). Hoạt tính enzyme Cellulose được hiển thị bằng hiệu số giữa đường kính vòng phân giải (D) và đường kính lỗ thạch(d), đơn vị(D,d) là cm.

Tiến hành

Pha môi trường CMC, phân phối đều vào bình tam giác có dung tích 250ml. Khử trùng ở latm/30 phút.Sau đó,đổ môi trường ra đĩa petri tạo thành một lớp thạch dày khoảng 0.3cm(khoảng 20m l/lđĩa).

Đe thạch nguội và đông lại, dùng dụng cụ đục 5 lồ tròn có đường kính bằng nhau (d=5mm)

Dùng pipet lấy 100 microlitre nhỏ vào các lồ thạch (mỗi chủng nhỏ vào 1 lỗ). Các đĩa petri được cho vào tủ lạnh ở 4°c trong 2 giờ để xem enzyme có khả năng khuếch tán. Lấy ra, ủ ở 37°c để enzyme tác dụng với cơ chất CMC.Sau 24-48 giờ đổ thuốc thử Lugol vào để quan sát rõ vòng phân giải. Đo đường kính vòng phân giải.

Tỷ lệ D/d hoặc D-d càng lớn thì khả năng phân giải cơ chất của chủng càng cao

Nghiền 2g KI trong cối sứ với 5-10ml nước cất. Thêm vào lg I2 và nghiền cho đến khi hòa tan hoàn toàn,thêm nước cất đến lOOml. Bảo quản trong lọ tối

màu.

Dung dịch CMC 0.1%:

Cân chính xác 0.05g CMC và đem nhỏ giọt vào cốc chứa 40ml nước ấm. Cốc được đặt trên bếp hâm nóng và chuẩn bị một chiếc đũa khuấy, tăng đều nhiệt ở bếp và khuấy mạnh. Khi dung dịch bắt đầu sôi, đậy cốc lại bằng nắp thủy tinh, giảm nhiệt độ của bép xuống và tiếp tục khuấy cho đến khi dung dịch nguội đi.

Cho dung dịch vào bình định mức 50ml và thêm vào 5ml dung dịch đệm axetat, điều chỉnh pH thích hợp là 7,2 và định mức thể tích đến vạch.

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm enzyme phân giải cellulose từ một số nguồn phế thải trong công, nông nghiệp để nâng cao năng suất trồng nấm và chế biến phân vi sinh từ bã thải (Trang 47)