- This is the music whỉc hI like listening to (3)
2. Phàn tích quan hê ngữ nghĩa của các câu trúc có ĐTOH trons câu ti-n ẹ Anh với các hình thức tương ứ ne trong cău dỉch tiếng Viêt
2.3.3. Các hư từ khác trong tiếne Viêt (đươc dùng để dich ĐTOỈI trong tiểns Anh)
tiểns Anh)
* Hư từ “củ a ” được dùng mang tính chất sở hữu của tiền từ mà ĐTQH có liên quan. Hư từ này được sử dụng khá nhiều
Ví đụ:
(29) The curiosity (t|>) I felt about the girl persisted. (P.K M ukhopadhyay- "The price of flowers" tr 44)
(29') Cảm giác tò mò của tôi về cô gái cứ dai dẳng mãi. (Sđd - Nguyên Tâm dịch)
Câu trên, đúng theo cấu trúc ngữ pháp, ta sẽ phải dịch thành
(29") Sự tò mò (mà) tôi cảm thấy về cô gái cứ dai dẳng mãi.
Nghe câu trên thật không Việt Nam một chút nào. Tác giả đã dùng hư từ "của” để dịch câu trên thật tuyệt vời, câu vẫn giữ nguyên được đầy đủ nghĩa mà câu văn nghe lưu loát hơn.
Hay VD:
(30) This is the wav (é) we make our living. (P.K Mukhopadhyay - "The price of flowers" - tr 56)
(3 0 ‘) Đó là cách kiếm sống của chúng tòi. (Sđd - Nguyên Tâm dịch)
(31) the old man was filled with the joy thãi thf P1
vvhen he first sees the goal of his joumey (Dhumketu- The letter - tr82)
(3ỉ') ông già lòng tràn ngập niêm vui của người hành hương khỉ nhìn thấy đích của cuộc hành trình. (Sdd - Nguyên Tâm dịch)
* được dùng nếu mệnh đề phụ có ý nghĩa chỉ mục đích. Ví dụ (32):
And this broken umbrella is the poor resources of India which were needed to save both India and Britain from the evil storm (K.A.Abba- "The Umbrella" trl 8)
(32 ) Còn chiếc ô ọp ẹp này là nguồn tài nguyên nghèo nàn của Ẩn
Độ ậê_ cứu cả An Độ lẫn nước Anh qua khỏi cơn bão kinh hoàng này. (Sđd - Nguyên Tâm dịch)
* Nếu nghĩa của ĐTQH là giải thích hay diễn giải thì ta thường chuyển sang là "là + (loại từ/ danhtừ)".
Ví dụ:
(33) Unlike Calcutta where the performance of a play is the subject of much comment, plays are staged everynight with the exception of Sundays. (P.K Mukhopadhyay - "The price of flowers" - tr 58)
(33') Không giống như Can-quyt-ta là nơi công diễn một vở kịch là một đề tài bình luận ỉớn , ở đây tối nào cũng có diễn kịch trừ các tối chủ nhật. ịSđd - Nguyên Tâm dịch)
*Với ý nghĩa chỉ sự tồn tại, ĐTQH được dịch thành từ "có"
Ví du: (34) They get killed themselves if they come too close to the place
where people live. (P.K Mukhopadhyay- "The price of flowers" - tr 58)
(34’) Chính chúng s ẽ bị giết nếu chúng đến quá gần nơi có người ở. (Sđd - Nguyên Tâm dịch)
* ĐTQH còn một chức năng nữa mà ngữ pháp chau Âu, từ ngữ pháp La tinh. Hylạp rất ít nhắc đến là chức năng liên hệ đơn thuần. Lúc này, người ta thường dịch thành "và là + danh từ hoặc v à + ...
Kushore, the retired headmaster who was an old athlete ... (B. Gargi - "The hnndred- mile race"- tr 28)
ị35 ) Sau khi cuộc họp kết thức, Kumar Sên, luật sư, Gingan Kuso, thây hiệu trưởng trung học vé hưu và là một cựu lực sĩ ... (Sđd - Nguyên Tâm dịch)
* Ngoài ra, một số từ khác như "khiên, làm"... cũng được sử dụng đê dich theo ý nghĩa cấu trúc với ĐTQH trong tiếng Anh mang nghĩa
nguyên nhân.
Ví dụ: (36) There's a person who makes me aíraid of...
(36') Có một người làm tôi s ợ ... 2.4. Tiểu kết:
Qua các ví dụ trên, từ "mà" là từ thường được sử dụng thông thường nhất để dịch tất cả các cấu trúc có ĐTQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong các cấu trúc tiếng Việt tương ứng với ĐTQH tiếng Anh.
Sơ bộ chúng tôi có thể xếp các cấu trúc phát ngôn trong tiếng Việt đã phân tích ở trên thành hai loại đối ứng nhau: cấu trúc có Lừ 'm à" và cấu trúc không có "mà".
Nhìn chung các cấu trúc tiếng Viêt có từ "mà" được sử dụng nhiều trong các văn bản dịch từ một thứ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; không chỉ ở tiếng Anh mà ở tiếng Pháp, từ "mà" chiếm tỷ lệ rất cao khi được chuyển dịch các cấu trúc có ĐTQH từ tiếng Pháp sang tiếng Việt (Đường Công Minh). Từ "mà" được sử dụng để dịch tất cả các loại ĐTQH. Như vậy "m à" có thể được coi như một hình thức tiềm tàng có khả năng tham gia tổ chức các cấu trúc cú pháp tương ứng với cấu trúc có ĐTQH tiếng Anh.
Song, đôi khi chúng ta cũng gặp những trường hợp ngược lại: người ta cũng có thể bỏ "mà" trong nhiều trưòng hợp ớ tiếng Việt. Nếu bỏ ' m à",
y nghía thông báo (dictum) nói chung của các phát ngôn đó có thể không thay đôi, nhưng sẽ có thể thay đổi về ý nghĩa tình thái (modal).
Việc sư dụng mà hay không sử dụng "mà" cũng do những điều kiện sau đây quy định:
a/ Kêt câu chặt lỏng về quan hệ ngữ pháp của phát ngôn: có thể bỏ "mà" nếu không gây ra hiện tượng hiểu nước đôi, mơ hổ, còn trường hợp ngược lại bắt buộc phái sử dụng "mà".
b/ Y nghĩa tình thái - tiêu điểm thông tin muốn được Iihấn mạnh hoặc không cần được nhấn mạnh.
c/ Khi có câu phụ làm chức năng giải thích, mang ý nghĩa xác định, biện luận cho chủ thể hay đối tượng, thuyết minh hay hướng tiêu điểm thông báo.
Như vậy, "mà" có thể được coi là một trong số những phương tiện trong tiếng Việt được sử dụng để biểu đạt ý nghTa tương ứng với ĐTQH tiếng Anh. Nó tham gia tổ chức các phát ngôn có thành tố được xác định hoặc được giải thích bàng định ngữ mở rộng thành mệnh đề. Ngoài ra, các cấu trúc tiếng Việt có thể tương ứng với cấu trúc tiếng Anh có ĐTQH còn được tổ chức với hình thức zéro, thành phần hồi chỉ, hoặc động ngữ có yếu tố chỉ thời thể kết hợp. Trong số đó, hình thức ze’ro chiếm một vị ĩrí cao nhất, tiếp sau là các cấu trúc có "mà" và thành phần hồi chỉ cộng các yếu tố khác.
Các hình thức này trong tiếng Việt không xuất hiện như một tiểu hệ thống, ý nghĩa "từ quan hệ" cũng không phải tự thân, ý nghĩa đỏ có được là nhờ quan hệ với các thành tố khác, vào ngữ cảnh trong tổ chức phát ngôn ở phạm vi câu và trên câu.
Chúng tôi có thể tập hợp các dạng cấu trúc tương ứng chính đã phân tích trên đây theo mô hình như sau:
Bảng 7: MÔ HÌNH CÁC DẠNG THỨC TƯƠNG ÚNG CHỦ YẼU ANH VIỆT
r Tiếng Anh Tiếng V iệt
s, + V, + 10/
Adv +
Giớitừ+(whom/which)
Ẩn ĐTQH ĐTQH
+ s>2 + v 2 + (0 2) S| + V ị +0/(Adv) + mà, zero, hu từ, hồi chỉ + s 2+ 0 2 s ,+ An ĐTQH Who/which/that/ where/when + S2 + v 2 + (O2)
+ V, + (0 !) sỊ + mà/ zero/ hồi chỉ + s 2+ v 2 + ( 0 2)+ V, +(O j)
S| + who/which/that + V 2 + ( 0 2) + V ị + (0 ị)
Si + mà/ zero/ hư từ + v 2 + ( 0 2) + V j + (0 ])
CHƯƠNG m
NHŨNG NHẬN BIỂT CÓ Được QUA CÁC VĂN BẢN DỊCH TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH CÓ SỬDỤNG ĐTQH
(Qua các văn bản dịch đâ được in ấn ) 1. Phương thức nghiên cứu.
Trong chương này, chúng tôi tiến hành đối chiếu theo chiều ngược lại với chương II, tức là đối chiếu trong các văn bản tiếng Việt được dịch ra tiếng Anh để kiểm chứng:
- Khả năng mang ý nghĩa "từ quan hệ" của các hình thức tiếng Việt được xác định là tương ứng với ĐTQH trong tiếng Anh.
- Những nét khác biệt loại hình giữa các phương tiện biểu đạt được coi là tương ứng trong hai ngôn ngữ.
Công việc chúng tôi đã làm trong chương II là đối chiếu, so sánh các câu có chứa ĐTQH trong tiếng Anh và các câu dịch tiếng Việt để tìm chọn những hình thức tiếng Việt tương ứng với ĐTQH trong tiếng Anh. Qua đó chúng ta đã thấy rằng các ĐTQH trong tiếng Anh thường được dịch sang tiếng Việt bằng hình thức ze'ro; bằng hư từ "mà"; bàng thành phần hồi chỉ cũng như bằng môt số yếu tố khác như : đã; đang; có...
Có thể có những trường hợp mà chúng tôi chưa gặp trong ngữ liệu phân tích ở chương II, nhưng lại xuất hiện ở trong ngữ liệu theo chiều ngược lại, đó là Việt - Anh trong chương này. Để xác định được một cách rõ ràng, cụ thể, chúng tôi dựa vào các câu tiếng Anh có dùng ĐTQH trong bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Đó là các câu truyện cười dân gian của Việt Nam "Vietnamese Funny Storỉes" của nbà xuất bản Hải Phòng do Phạm Văn Bình dịch. Sau khi tìm được những cấu trúc tiếng Anh có sử dụng ĐTQH trong b?n dịch, chúng tôi tìm ngược lại những câu gốc trong tiếng Việt, nghĩa là những câu tiếng Việt này có thể có mang ý nghĩa
ĐTQH. Từ đó, chúng tôi thống kê số lượng, xếp loại theo hình thức tiếng Việt. Trên cơ sơ đó, chúng tôi phân tích, so sánh ngữ nghĩa từng hình thức để nêu lên những nét tiêu biểu của chúng.