Vấn đề "ĐTQH” ợua các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiêhs Viêt

Một phần của tài liệu Đại từ quan hệ trong tiếng Anh và các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt (Trang 33)

- This is the music whỉc hI like listening to (3)

31. Vấn đề "ĐTQH” ợua các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiêhs Viêt

Khác với tiếng Anh và các thứ tiếng Ân, Âu, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, các quan hệ cú pháp trong cấu trúc phát ngôn thường được biểu hiện bằng các hư từ, các yếu tố từ vựng và trật tự trực tiếp giữa các thành tố.

Để diễn đạt những cấu trúc kiểu câu phức có mệnh đề phụ quan hệ, tiếng Việt phải sử dụng một số phương thức riêng. Nhiều cuốn ngữ pháp tiếng Việt thưỡng bỏ qua phạm trù này. Cho đến nay, háu như chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề "Đại từ quan hệ" tiếng Việt một cách có hệ thống.

Trong số một vài tác giả có đề cập "ĐTQH" tiếng Việt, chúng ta không thể không kể đến tác giả Trương Vĩnh Tống (Trong "Việt Nam văn pharrí’ 1932 - Sài Gòn trang 293-296) ông đã xếp Đại từ quan hệ (relative pronoun) thành một loại từ riêng biệt trong tiếng Việt. Sau khi nêu định nghĩa của ĐTQH, tác giả đã xếp đuợc ba kiểu "ĐTQH" trong tiếng Việt.

Thứ nhất là "biểu đại mạo từ xác định trước tiền từ mà mệnh đề' xen kẽ giải thích hoặc xác định". Theo tác giả, từ "cái" là mạo từ xác định để tạo ra các "ĐTQH"

Loại "ĐTQH" thứ hai là sử dụng từ "là" trước các từ xưng hô. Ví dụ : kẻ - là kẻ; con - là con; người - là người; cái - là cái...

Loại từ thứ ba là sử dụng từ "mà" khi tiền từ là một đại từ không xác định như "ai", "kẻ nào", "người" hoặc trong những thành ngữ như: "luật mà không có ban hành thì không có buộc".

Theo định nghĩa về "ĐTQH" do chính Trương Vĩnh Tống đưa ra thì cả ba trường hợp nêu trên không thể gọi là ĐTQH được. Loại thứ nhất, từ "cái" mà chính tác giả này gọi là mạo từ chứ không phải ĐTQH. Chúng ta có thể nói "cái - này, đó, kia..." mà không cần mệnh để phụ xen kẽ. Còn

"mệnh đề xen kẽ giải thích hoặc xác định của mệnh đ ề chính" không thể là ĐTQH được.

"Là + từ xưng hô" trong loại thứ hai không phải là một từ mà là một thành ngữ "expression", chỉ một kiểu đồng vị ngữ, giải thích cho danh từ hay dại từ hạt nhân, vì vậy không thể gọi là ĐTQH được. Loại thứ ba sử dụng từ "mà" đáp ứng được hai tiêu chí làm từ liên kết hai mệnh đề và thay thế cho tiền từ trong mệnh đề phụ .

Tuy nhiên, tác giả chỉ coi là ĐTQH từ "mà" trong các ví dụ có sử dụng tổ hợp: "mà ... thì..." chỉ điều kiện hoặc chỉ quan hệ nhân quả. Trong những trường hợp này, "mà" mang giá trị của liên từ hơn là giá trị của ĐTQK.

Một nhóm tác giả khác là Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm - Trong "Việt Nam văn phạm" (Nhà sách Tân Việt - không có năm xuất bản - trang 44) có nói đến một loại mệnh đề phụ chỉ định tiếng túc từ như:

- Chị ấy bán chiếc xe chị ấy mua nám ngoái. - Cô gái anh nói hôm nọ, hôm nay gọi điện đến.

Những mệnh đề này có thể tương đương với các mệnh đề phụ quan hệ trong tiếng Anh, nhưng các tác giả này lại dè dặt vì theo họ chúng "thường được nối với tiếng mà nó chỉ định bằng liên từ m à” chứ không gọi là ĐTQH.

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt bỏ qua vấn đề "ĐTQH". Nhiều tác giả, trong đó có Diệp Quang Ban [2], Hoàng Trọng Phiến [18] Nguyễn Anh Quế [20]... có đề cập đến khả náng liên kết của từ "mà" như hư từ nhưng không tác giả nào xếp "mà' là ĐTỌII cả.

3.2. Môt vài hình thức liên kết đinh nsữ với danh nsữ truns tâm trongtiêhs Viêt: tiêhs Viêt:

Vậy trong tiếng Việt có tồn tại các ĐTQH hay không? Việc các tác giả ngữ pháp không bàn đến ĐTQH có ngụ ý rằng trong tiếng Việt không có một hệ thống ĐTQH riêng biệt. Tuy nhiên, để diễn đạt những tư duy phức tạp, để giải thích, thuyết minh một thành tố nào đó trong phát ngôn, người Việt cũng cần phải sử dụng một số phương thức vừa có khả năng đại diện, thay thế thành tố đó, vừa có khả năng liên kết các mệnh đề chính phụ.

Ví dụ:

(1)- Bài tập (mà) thầy giáo ra hôm nay khó quá.

(2)- Họ nói chuyện với những người đã đến đây tuần trước.

Trong câu (1): "bài tập'' là chủ ngữ của "khó quá" hai thành phần này có thể tạo thành mệnh đề ''bài tập khố quá'' (chủ ngữ + vị ngữ). Để mở rộng cấu trúc, bổ sung thành phần giải thích cho "bài tập" (bài tập nào?), người nói sử dụng hoặc từ "mà" hoặc hình thức "ze’ro" để nối động ngữ "thầy giáo ra hôm nay" với danh tù trung tâm "bài tập".

Trong ví du (2), "họ nói chuyện với những người" có thể là một mệnh đề. Động ngữ "đã đến đây" được nối với "những người" và làm định ngữ cho danh từ trung tâm đó. Nếu phân tích theo mô hình ĐTQH như tiếng Anh và xét trong cấu trúc cú pháp ngữ nghĩa, "những người” có thể được coi là chủ ngữ của "đã đến đây" và hình thức ze’ro hoặc hư từ chỉ thời thể "đã" cho phép "những người" vừa làm bổ ngữ của "nói chuyện",

Một số tác giả coi đây là một trong những khả năng của hư từ "mà" (như Hoàng Trọng Phiến[19], Nguyễn Anh Quế [20], Phan Ngọc [17]...) nhung ngoài cách đùng đặc biệt này của "mà", những phương thức nào khác có thể tham gia tổ ch.íc các phát ngôn loại này nữa không? Trong khi diễn đạt, nhiều người có thể vì bị ảnh hưởng của một ngoại ngữ nào đó, hoặc vì muốn biểu đạt thật sáng rõ cấu trúc phát ngôn nên hay sử dụng từ "mà". Qua đó người đọc hay người nghe dễ nắm bắt được ý nghĩ của phát ngôn. Tuy nhiên những cấu trúc đó thường nặng nề, khó được văn phong chuẩn mực chấp nhận.

Ví dụ:

- Tôi vẩn chưa làm xong bài tập Ị ma thầy giáo ra hôm qua.

Hay - Anh ta về thăm thành phố (nơi) anh ta đã sinh ra và lớn lên. Những cấu Iróo kiểu này ta thường hay gặp trong văn nói hay trong các bài tập của học viên dịch từ ngoại ngữ sang tiếng Việt. Trong một số trường hợp, các cấu trúc này mang dáng dấp "văn tây". Tuy nhiên nó cũng đã trở thành một khả năng diễn đạt trong tiếng Việt.

Cũng như đại đa số các tác giả ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi thấy tiếng Việt hầu như không có một lớp từ, một tiểu hệ thống ĐTQH riêng biệt. Tuy vậy, một số hình thức, phương tiện biểu đạt trong tiếng Việt có thể mang giá trị tương đương như ĐTQH hoặc của các cấu tiúc có ĐTQH trong tiếng Anh. Những hình thức đó thường được sử dụng để dịch các cấu trúc tiếng Anh có ĐTQH sang tiếng Việt hoặc ngược lại những cấu trúc tiếng Việt có các phương tiện đó cũng được dịch sang tiếng Anh bằng cấu trúc có ĐTQH. Theo chúng tôi thì những hình thức này không phải là ĐTQH. Chúng tôi tạm goi đó là những hình thức tiếng Việt có ý nghĩa tương ứng với ĐTQH trong cấu trúc cú pháp tiếng Anh.

Và đây cũng chính là những đặc điểm có tính loại hình của ngôn ngữ tiếng Việt, khác với tiếng Anh, - một loại hình vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính phân tích.

Tất cả những gì chúng tôi đã trình bày trong chương này chỉ là một

"bức tranh khái quát" về ĐTQH trong tiếng Anh và giới thiệu một số nét tương đổng và dị biệt trong so sánh đối chiếu với tiếng Việt. Vấn đề này còn có thể được khai thác và tìm hiểu sâu hơn nữa nhưng chúng tôi xin giành phần đó cho một công trình nghiên cứu caơ hơn, quy mô hơn.

CHƯƠNG II

n h ũ n g n h ậ n b i ế t c ó đ ư ợ c q u a c á c v ă n b ả n c ó s ử d ụ n g

CÁC ĐTQH TỪ TIẾNG ANH SANG TIÊNG VIỆT

(Qua các văn bản dịch đã được in ấn)

1. Phản loai các hình thức tiếng Viêt tương ứns với cấu trúc có ĐTOHtron2 tiếne Anh.

Một phần của tài liệu Đại từ quan hệ trong tiếng Anh và các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)