Tăng cường liên kết vùng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 84)

IV. Các giải pháp để tăng cường thu hút và hiệu quả sử dụng FDI cho phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

2. Tăng cường liên kết vùng

ĐBSCL là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những kết quả mà vùng đất này đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Thủ tướng đã chỉ ra một số nguyên nhân hạn chế, nhất là việc thu hút đầu tư của khu vực ĐBSCL thấp hơn cả so với các vùng trên cả nước. Song song đó là việc phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư... Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tăng cường liên kết chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để cùng nhau phát triển bền vững.

Việc liên kết vùng cũng được các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân đánh giá cao trong xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt là vùng ĐBSCL vốn có tiềm năng về tài nguyên và con người. Song, trong thời gian qua, liên kết phát triển vùng còn nặng về hình thức, manh mún và thiếu tính đột phá. Trên thực tế, chính quyền nơi đây hầu như chỉ chú trọng phát triển kinh tế địa phương, ít chú trọng và cũng không biết bắt đầu từ đâu để phát triển kinh tế vùng. Vì thế, ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát huy hết những tiềm năng sẵn có, chưa tạo được sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và đầu tư cho phát triển.

Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào vùng ĐBSCL và định hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Công tác xúc tiến đầu tư vào vùng ĐBSCL trong thời gian qua còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Lâu nay, việc phân bổ vốn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch chỉ có 2 cấp: quốc gia và địa phương, “bỏ quên” cấp vùng; trong khi nhà đầu tư nước ngoài thường hướng đến một không gian kinh tế vùng rộng lớn hơn là ranh giới hành chính địa phương. Những “hợp xướng” tạo ra tiếng nói chung của bộ, ngành

trung ương và các địa phương như diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, đề án liên kết vùng, các hoạt động xúc tiến đầu tư theo vùng thay cho hoạt động riêng lẻ, chồng chéo của các tỉnh để tiến tới một đề án tổng thể xúc tiến đầu tư – thương mại, du lịch vùng ĐBSCL với những cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư… là những “thuật toán lập trình” mới cần được ứng dụng tốt hơn.

Bên cạnh những giải pháp quy hoạch, kế hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp bảo vệ môi trường, thu hút FDI cũng đang đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là việc dở bỏ chính sách “hạn điền”, cho phép tính tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất lớn, giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài thay cho có thời hạn chắp vá, là hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong những ngăm qua, nguồn vốn FDI không những góp phần làm phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung mà nó còn giải quyết nhiều vấn đề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, tăng cướng hợp tác với thế giới … mở ra cho Đồng bằng sông Cửu Long nhiều cơ hội phát triểm đi lên một tầm cao mới.

Để đạt được những mục tiêu cũng như hoàn thành các định hướng đã đề ra, Đồng bằng sông Cửu Long càng cần phải thu hút nhiều nguồn vón không chỉ riêng FDI mà còn cả nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài khác. Cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn nước ngoại đặc biệt là FDI để tận dụng các lợi ích to lớn mà nó mang lại như chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý là kinh doanh, hội nhập quốc tế… Các cơ quan phụ trách công tác đề ra các chính sách để tăng cường vốn FDI vào Các Khu kinh tế bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, Ban quản lý các khu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm xúc tiến đầu tư ĐBSCL cần phải nỗ lực tiến hành các hoat động nhằm mục tiêu phát triển kinh tế cho ĐBSCL, có sự liên kết và đồng bộ trong hoạt động xúc tiến , cải thiện các công cụ phát triển kinh tế, Nhờ những cố gắng của các cơ quan liên quan mà ĐBSCL đã có nhiều nguồn cốn cho sự phát triển của các mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiện cũng do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà hiệu quả của các hoạt động chưa đạt được mong muốn đề ra.

Với bải chuyên đề này, em chỉ mong muốn đưa ra những nhìn nhận của mình và đề cập một số giải pháp trong việc tăng cường FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế. Với tần nhận thức còn hạn chế của mình, chắc chắn không thể giúp hiểu hết về vai trò to lớn của vốn FDI với sự phát triển kinh tế của ĐBSCL cũng như cả nước. Vậy em rất

ming được sự thông cảm và sự đóng góp nhiều hơn nữa từ phía thây cô cũng như anh chị đã hướng dẫn hoàn thành bài viết.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giá Thạc sĩ Phạm Thanh Hưng cùng các anh chị trong Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w