Các nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 41)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng song Cửu Long:

2. Các nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế ở ĐBSCL

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 1.786,7 nghìn ha, dân số trên 6,5 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của vùng ĐBSCL.

Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.

Trong những năm tới Chính phủ giao cho Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đóng vai trò trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.

- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng có khả năng khai thác từ 350-400 nghìn tấn/năm, vùng bãi triều có diện tích hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có biên giới hữu nghị với đất nước bạn Campuchia, đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế chính ngạch và tiểu ngạch với số lượng hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đã tạo ra mối liên kết gắn bó nhiều năm qua giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, với cả nước, và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường thủy và đường bộ).

- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư.

Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và bên cạnh Campuchia– một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng.

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một

trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại,...) và trung tâm du lịch lớn của cả nước.

- Mục tiêu phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đã được xác định là: “Xây dựng vùng này trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước khoảng 13,3% vào năm 2020.”

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w