II. Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long: 1.Những kết quả phát triển về kinh tế chung của cả vùng:
2. Đóng góp của vốn FDI vào phát triển kinh tế ĐBSCL:
II.1. Làm tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng:
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến cuối tháng 2-2012, toàn vùng có 668 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 tỉ USD, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký cả nước. Các sản phẩm nông sản của vùng (gạo, cá tra, tôm sú, trái cây…) đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nền kinh tế vĩ mô phải chịu nhiều sức ép từ tác động khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, nhưng nền nông nghiệp vùng ĐBSCL vẫn trụ vững vàng suốt hơn 2 thập niên qua và luôn tăng trưởng dương.
II.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành:
Giai đoạn 2001-2010, cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2000, tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - thủy sản) chiếm 53,5%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) là 18,5%, khu vực III (dịch vụ) là 28%.
a. Sản xuất công nghiệp cùng ĐBSCL:
Trong giai đoạn 2006-2010, vùng ĐBSCL đã vượt qua khó khăn thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đạt 13%, cao hơn gần gấp đôi bình quân chung cả nước. Thành quả này có sự đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp FDI. Số lượng FDI trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao nhưng chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ. Vùng ĐBSCL đã thu hút được 358 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỷ USD. Trong đó, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 289 dự án, tổng vốn đăng ký 3,75 tỷ USD, chiếm 80,7% số dự án và 49,3% vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản có 10 dự án với số vốn đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện có 4 dự án, tổng vốn gần 800 triệu USD, chiếm 10,5% tổng số vốn. Còn lại là các ngành lĩnh vực khác.
FDI phân theo địa phương, thì Long An giữ vị trí dẫn đầu với 226 dự án, tổng vốn đầu tư là 2,54 tỷ USD, chiếm 63,1% số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn Vùng. Kế đến là Kiên Giang có 9 dự án, tổng vốn đăng ký 2,33 tỷ USD, chiếm 30,7% và Cà Mau có 5 dự án, tổng vốn đăng ký 779,5 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả Vùng.
Lũy kế đến đầu tháng 4-2012, ĐBSCL có 682 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10,472 tỉ USD, xếp thứ 4/6 vùng cả nước, cao hơn Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Trong thời gian qua các tỉnh ĐBSCL đã tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông; phát triển mạnh dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo, cung cấp nhân lực; nâng cao chất lượng thông tin, xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng ưu tiên liên kết phát triển hạ tầng với các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và các vùng khác của cả nước thông qua quốc lộ 1A, đường N1, N2, hệ thống đường trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không Cà Mau, Phú
Quốc, Cần Thơ; đẩy mạnh liên kết với các địa phương khác trong cả nước nhằm mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút FDI vào khu vực này. Đến nay, toàn vùng ĐBSCL đã có 74 khu công nghiệp (KCN) được Chính phủ phê duyệt thành lập, 214 cụm công nghiệp (CCN) được các địa phương quy hoạch, trong đó có 43 KCN đã đi vào hoạt động. Nhiều tỉnh thành ĐBSCL đang đẩy mạnh việc giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp để mời gọi đầu tư, đồng thời chủ động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, mời gọi trực tiếp DN nhằm cải thiện tốc độ thu hút vốn FDI.
b. Tình hình thương mại xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010:
Trong giai đoạn này, tổng mức bán lẻ của vùng ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt trung bình khoảng 24%/ năm ( thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước giai đoạn này khoảng trên 26%). Từ mức 116.364 tỷ đồng năm 2006, tới năm 2010, giá trị tổng mức bán lẻ trong vùng dự tính đạt 277.488 tỷ đồng, tăng 2,38 lần. Tính cả giai đoạn 2006-2010, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng ước đạt 949.264 tỷ đồng, chiếm khoảng 18,5% cả nước ( đứng thứ 3 so vớicả nước, sau Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ), tăng 2,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó. Đây quả là tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy khả năng phát triển rất lớn của khu vực này.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất khẩu từ mức đạt 3.612,5 triệu USD năm 2006, tới năm 2010, đạt mức 6.607 triệu USD, tăng 1,83 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,6%/ năm. Dựa trên số liệu của hải quan, ước tổng kim ngạch xuất nhập khẩu riêng năm 2010 của cả vùng ĐBSCL đạt 9.035 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 6,607 tỷ USD ( chiếm 9,1% tôgnr kim ngachk xuất khẩu của cả nước), nhập khẩu là 2,858 tỷ USD.
Trong đó có ngành cà phê đặc trưng của ĐBSCL thì 60% lượng xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước tại Dak Lak ngày càng mất thị phần mua cà phê xuất khẩu. Từ đầu năm 2012 đến nay, trên
địa bàn tỉnh, nơi có sản lượng cà phê nhiều nhất nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã mua trên 60% sản lượng cà phê. Nhiều doanh nghiệp mua, xuất khẩu cà phê lớn trên địa bàn tỉnh như Công ty cà phê Tây Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Dak Lak… đều không mua được đủ nguồn hàng cà phê xuất khẩu theo kế hoạch. Không ít doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước còn bị động, vỡ hợp đồng vì không có đủ nguồn hàng giao cho các đối tác theo đúng kế hoạch. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vốn lớn, lãi suất vay đô la thấp, trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước vốn ít, lãi vay ngân hàng lại quá cao, có lúc cao gấp 6 đến 7 lần so với vốn vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các đại lý để thu mua càphê sẽ tạo môi trường canh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qua đó, người dân được hưởng lợi nhiều nhất từ cơ chế giá cạnh tranh.
II.3. Về cơ sở hạ tầng:
Nhiều dự án lớn tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận...được đưa vào sử dụng đã góp phần cải thiện hạ tầng đồng bộ, là yếu tố then chốt thu hút đầu tư vào ĐBSCL.
Đây là nhận định chung nhất của đại biểu tham dự hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Vùng ĐBSCL trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) 2011 diễn ra tại tỉnh Cà Mau sáng 19/10.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, trong 5 năm 2006 - 2010, vùng ĐBSCL thu hút được 358 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỷ USD chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 289 dự án, tổng vốn đăng ký là 3,75 tỷ USD.
Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án với số vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất phân phối điện với 4 dự án với tổng số vốn gần 800 triệu USD chiếm 10,5% tổng số vốn, còn lại là các ngành lĩnh vực khác. Mặc dù vốn FDI đã có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này nhưng còn thấp so với cả nước và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Vùng ĐBSCL.
II.4. Về thu ngân sách:
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tây Nam Bộ giai đoạn 2006T-2010 là 114.833 tỷ đồng, trong đó năm 2006 đạt 16.686, 6 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 28.271 tỷ đồng tăng bình quân 5 năm 18,15%/năm, trong đó: Cần Thơ có số thu cao nhất là 4.970 tỷ đồng năm 2010 tăng 14,25% và tỉnh An Giang có số thu là 3.400 tỷ đồng tăng 13%/năm so với năm 2009. Tuy nhiên, tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010 mới bằng 73,35% dự toán chi ngân sách địa phương (dự toán chi TW giao 38.524 tỷ đồng). Theo Cục Đầu tư nước ngoài , Bộ KH-ĐT, Giai đoạn 2001 – 2010 các doang nghiệp FDI đóng góp 10 tỉ USD cho ngân sách, riêng 2010 là 3 tỉ USD và 2011 hơn 3,5 tỉ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, có tất cả 13.664 dự án đã cấp phép, trong đó 55 dự án hết hạn, hơn 100 dự án đã giải thể, còn lại 13.500 dự án đang hoạt động. Ngoài đóng góp lớn vào ngân sách, dòng vốn FDI đã giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
3. Kết luận:
- Đầu tư nước ngoài trên địa bàn Vùng ĐBSCL đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của Vùng. Cụ thể:
(i) Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt các doanh nghiệp ở Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang;
(ii) Bước đầu đóng góp vào thu ngân sách ở địa phương, đáng kể là các doanh nghiệp ở Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ;
(iii) Đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp. - Trong cơ cấu vốn FDI, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đã tăng dần qua mỗi năm và chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn phù hợp với nhu cầu phát triển của Vùng.
- Trong khoảng 2 năm gần đây, ĐBSCL đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn hàng trăm đến hàng tỷ USD dẫn đến quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đã tăng lên khá cao đạt gần 20 triệu USD/dự án. Nhưng các dự án lớn chủ yếu tập chung ở một số địa phương như Kiên Giang, Càu Mau, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang; - Xét về cơ cấu kinh tế, FDI chưa được thu hút nhiều vào các ngành nông- ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chiếm 9,1% về số dự án và 2,1% về vốn đăng ký của Vùng ĐBSCL.