Các nhân tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế ĐBSCL:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 43)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng song Cửu Long:

3.Các nhân tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế ĐBSCL:

- Kinh thế tăng trưởng chưa ổn đinh, thiếu vững chắc, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất còn châm, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của đa số sản phẩm còn thấp.

- Hệ thống kết cấu hạ tâng kinh tế, xã hội yếu, chưa đồng bộ, suất đầu tư cao so với các vùng, miền khác nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư, cải thiện đời sống dân cư. Tồn tại, hạn chế lớn nhất mà ĐBSCL phải nỗ lực khắc phục là, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn yếu. Ngoài trục dọc xương sống Quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp cùng một số tuyến ngang, thời gian tới phải tiếp tục đầu tư, nhất là 3 trục giao thông đường bộ, gồm tuyến hành lang ven biển Tây, tuyến hành lang ven biển Đông, đặc biệt là tuyến xuyên Đồng Tháp Mười từ TP.HCM về Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang với các cầu lớn vượt sông lớn như cầu Cổ Chiên, Vàm Cống, Cao Lãnh, Đại Ngãi. Các tuyến đường thủy, hàng hải huyết mạch như kênh Quan Chánh Bố và luồng tàu biển lớn vào sông Hậu, kênh Chợ Gạo. Các công trình thủy lợi cấp vùng, ứng phó biến đổi khí hậu cũng cần phải tập trung đầu tư.

- Chất lượng nguồn nhân lưc, bao gồm lao động có tay nghề cung ứng cho doanh nghiệp, lẫn chuyên gia đầu ngành cho nghiên cứu, quản lý vùng còn rất hạn chế. Cần có một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng như cơ chế huy động nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. các chỉ số về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong Vùng còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Dân số đông, một bộ phận dân cư, nhất là những người lao động làm công ăn lương cuộc sống còn nhiều khó khăn. Khả năng tích lũy vốn để tái đầu tư, phát triển sản xuất ở mức thấp.

- Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng hạn hán, xâm nhập măn trong mùa nắng, sự ngăn dòng Mekong làm thủy điện ở các nước thượng nguồn sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng nếu không có các giải pháp ứng phó hiệu quả.

II.

Thực trạng phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2005-2011

Giai đoạn 2004-2005: Tốc độ tăng nhanh vốn FDI do cải thiện môi trường đầu tư và chỉnh sửa, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài. Một trong những thành tích thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2004 vượt ngưỡng 4 tỷ USD, không chỉ gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện cũng đạt được ở mức rất khả quan với con số 2,85 tỷ USD.

Giai đoạn 2006-2007: Trong năm 2006 cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới tăng 57% so với năm trước. Riêng năm 2007, vượt xa những dự đoán táo bạo nhất FDI tăng 100% (20,3 tỷ USD) so với năm 2006. Điểm nổi bật nhất là công tác thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 đã tăng cao một bước cả về lượng và chất với việc thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều này đã minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã được nâng cao. Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế.

Nhìn chung việc thực hiện vốn giải ngân đầu tư nước ngoài từ năm 1988-2007 , trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng chậm qua các năm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD). Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD, tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn.

Sau đây là chi tiết thực trạng phân bố và sử dụng FDI ở Đồng bằng song Cửu Long từ năm 2006-2011:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 43)