Giao thông

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 67)

II. Tồn tại và nguyên nhân

3.Giao thông

Trong những năm đầu mở cửa, mời gọi FDI, ĐBSCL với sức hấp dẫn của vùng nguyên liệu nông sản, nguồn nhân công rẻ... đã được không ít nhà đầu tư chú ý. Năm 1988, ĐBSCL có năm dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,8 triệu USD, chiếm 10% số dự án và 2,09% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL ngày một tuột xa phía sau một số vùng khác, nhất là vùng Đông Nam bộ cận kề. Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tám tháng đầu năm 2011, ĐBSCL thu hút thêm 53 dự án FDI với 125,36 triệu USD, xếp thứ 5/6 vùng cả nước, chỉ cao hơn Tây Nguyên. Lũy kế đến nay, ĐBSCL có 612 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9,756 tỉ USD; xếp thứ 4/6 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ hơn Tây Nguyên và các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Trong đó, hai tỉnh “đầu cầu” nối ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh là Long An và Tiền Giang giành thế “thượng phong” với 408 dự án, chiếm 66,7% và tổng vốn đăng ký gần 4,03 tỉ USD, chiếm 41,3% tổng vốn FDI của cả

ĐBSCL. “Tứ giác phát triển” gồm thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau hiện có 92 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 4,62 tỉ USD, chiếm 47,2% tổng vốn toàn vùng ĐBSCL. Bảy tỉnh còn lại, kết quả thu hút FDI rất khiêm tốn.

Lý giải cho sự chậm chạp trong thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế và cả lãnh đạo các cấp đều xác định ba “thắt cổ chai” là hạ tầng giao thông thấp kém, nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và thiếu những mối liên kết chặt chẽ để nhân lên những thế mạnh của vùng và mỗi địa phương.

Thực tế cho thấy, với hệ thống sông rạch chằng chịt, ĐBSCL có lợi thế về giao thông thủy. Tuy nhiên, để hàng hóa “ra với biển lớn” thì 70% vẫn phải đi qua TP. Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, hệ thống cảng ở Cần Thơ còn yếu, cửa Định An lại bị phù sa bồi lắng khiến tàu lớn không vào được. Trong khi đó, chỉ có hai tuyến đường thủy chính là TP. Hồ Chí Minh - Kiên Lương và TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau thì phải hợp lưu tại kênh Chợ Gạo khiến cho tàu bè của 13 tỉnh ĐBSCL chỉ dồn vào một tuyến duy nhất nối với TP. Hồ Chí Minh. Trong khi thế mạnh giao thông thủy bị “nghẽn mạch” thì đường bộ đang còn những ách tắc lớn dù hàng loạt “cây cầu thế kỷ” Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu..., đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đã hoàn thành. Hiện tại, chỉ 5% đường nông thôn ở ĐBSCL có giá trị vận tải, số còn lại chỉ có giá trị giao thông cao nhất là xe gắn máy. Đường ôtô chưa đến được trung tâm của 144 xã. Ngay trên nhiều tuyến quốc lộ, không ít cầu chỉ có tải trọng 4 đến 10 tấn lại đang xuống cấp nặng nề. Hệ thống giao thông như vậy đã khiến không ít nhà đầu tư lớn phải tiếc nuối khi quay lưng lại với một vùng đất trù phú, nhiều hứa hẹn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 67)