IV. Các giải pháp để tăng cường thu hút và hiệu quả sử dụng FDI cho phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
1. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
các doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư
và khả năng cạnh tranh. Công khai hóa và minh bạch trong quản lý, điều hành trong đầu tư. Công bố, công khai các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Nghiêm khắc xử lý những người thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong việc cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, các thủ tục tài chính, thuế và các thủ tục hành chính khác.
Tổ chức tiếp xúc thường kỳ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp để phối hợp tháo gỡ các vướng mắc, ách tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho phát triển, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn.
a. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm.
Tạo chuyển biến quan trọng ban đầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu ngành theo hướng: Phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông, lâm thủy sản; quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản phẩm và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh phát triển.
Tạo bước chuyển mới trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, với công nghiệp chế biến và phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chú trọng việc đảm bảo nguồn cung ứng ổn định đối với giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, vấn đề kiểm soát chất lượng vật tư,…Tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật, giống mới, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả đầu tư, chú trọng phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa lớn.
b. T ạo mọi điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu phát triển và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế:
Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến xuất khẩu để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng phát triển đa dạng các mặt hàng, thị trường xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tích cực, chủ động mở rộng thị trường; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song với việc tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường.
c. Các giải pháp về tài chính, tín dụng và ổn định thị trường
Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng thuế; chống gian lận thương mại, trốn thuế; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng nộp thuế. Triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân theo hướng tạo thuận lợi cho việc kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng nộp thuế.
d. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội , nhất là hạ tầng giao thông .
Hình thành một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trước mắt cần tập trung rà soát và hoàn chỉnh các quy hoạch kết cấu hạ tầng trong từng tỉnh, thành phố vùng BSCL, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, nhất là giao thông, thủy lợi.
Huy động cao nhất nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ, ODA và các doanh nghiệp tư nhân, theo các hình thức BT, PPP,… để hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, bảo trì các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội (đường cao tốc, cảng biển cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế, cảng hàng không quốc tế lớn…). Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại, hoàn thiện đường vành đai biên giới. Xây dựng hệ thống các cầu vượt sông để tạo điều kiện đi lại cho nhân dân. Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị lớn. Đồng thời phát triển đồng bộ hệ thống giao thông vận tải địa phương, phấn đấu 100% xã, cụm xã có đường ôtô đến trung tâm.
Rà soát, cập nhật chiến lược và các quy hoạch chuyên ngành (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, hàng không) cho phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cña Vùng năm 2011-2020.
Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác theo hướng tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng công trình. Đồng thời đẩy mạnh việc xã hội hóa huy động nhiều nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển vào các lĩnh vực nói trên, để bổ sung và phát huy hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.
Từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các công trình ngăn mặn... Phát triển hệ
thống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị. Ưu tiên đầu tư ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, môi trường. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.
e. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
Tiếp tục thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2015 vùng ĐBSCL. Ban hành các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc khai thác lãng phí các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Tổ chức thực hiện tốt các Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe môi trường đến năm 2015; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”, bảo đảm cho người dân được sống trong môi trường có chất lượng ngày càng tốt hơn về không khí, đất, nước, cảnh quan... Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, coi trọng chế biến sâu.
Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường; củng cố và từng bước hiện đại hoá mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường; tăng cường năng lực, thiết bị để từng bước nâng cao độ chính xác trong cảnh báo, dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét, lụt, sạt lở đất, hạn hán....
Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý về phát triển bền vững cho các cấp, các ngành. Lồng ghép các mục tiêu nguyên tắc phát triển bền vững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các cấp; gắn liền với việc xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động này. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
f.Thực hiện các giải pháp chính sách để tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách tạo thêm việc làm mới bao gồm các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; phát triển thị trường lao động; tăng cường cho vay giải quyết việc làm; duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm...
Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính, bảo đảm cho nhiệm vụ quan trọng và là khâu đột phá này có bước tiến mới về chất.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước, kịp thời chỉ đạo xử lý những vấn đề vướng mắc, bức xúc đặt ra. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
h. Tăng cường liên kết vùng để thu hút FDI
Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào vùng ĐBSCL và định hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Công tác xúc tiến đầu tư vào vùng ĐBSCL trong thời gian qua còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
Lâu nay, việc phân bổ vốn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch chỉ có 2 cấp: quốc gia và địa phương, “bỏ quên” cấp vùng; trong khi nhà đầu tư nước ngoài thường hướng đến một không gian kinh tế vùng rộng lớn hơn là ranh giới hành chính địa phương. Những “hợp xướng” tạo ra tiếng nói chung của bộ, ngành trung ương và các địa phương như diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, đề án liên kết vùng, các hoạt động xúc tiến đầu tư theo vùng thay cho hoạt động riêng lẻ, chồng chéo của các tỉnh để tiến tới một đề án tổng thể xúc tiến đầu tư – thương mại, du lịch vùng ĐBSCL với những cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư… là những “thuật toán lập trình” mới cần được ứng dụng tốt hơn.
Bên cạnh những giải pháp quy hoạch, kế hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp bảo vệ môi trường, thu hút FDI cũng đang đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là việc dở bỏ chính sách “hạn điền”, cho phép tính tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất lớn, giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài thay cho có thời hạn chắp vá, là hệ thống chính
sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.