Đóng góp của FDI vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 27)

3. Sự cần thiết của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam:

3.1.Đóng góp của FDI vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam:

Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới) và Luật sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và năm 2005, cùng với các văn bản dưới luật, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý

đồng bộ, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, điều này thể hiện trên các mặt sau:

a. ĐTTTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế:

Trong bối cảnh tích lũy không đáp ứng nhu cầu về đầu tư, nguồn vốn ĐTNN đã thực sự là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2001 – 2005, ĐTTTNN đã đóng góp 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ trọng này tăng lên 24,8% trong thời kỳ 2006 – 2011.

Số doanh nghiệp (DN) FDI thực tế đang hoạt động tính đến thời điểm 01/01/2009 là 5.625 DN, chỉ chiếm 2,7% tổng số DN tại Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này trong những năm vừa qua đã có đóng góp khá tích cực vào nền kinh tế Việt Nam.

Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này đã tăng lên gấp gần 2,5 lần trong vòng 10 năm từ 1995-2005 lên xấp xỉ 16%, tới 2009 con số này ước tính là 18,33%. Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách cũng tăng gấp 2 trong vòng 8 năm và đạt 10,52% vào năm 2008. Đáng kể nhất là đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của toàn nền kinh tế trong 10 năm 1996-2006 đã tăng hơn 1,5 lần và ở mức cao, đạt 44,4% vào năm 2008. Khu vực này cũng thu hút một lượng lao động lớn, chiếm 22,2% tổng số lao động tại DN.

Bảng 1: Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác

2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008NN 31.87% 28.89% 29.80% 22.4% 20.0% 18.5% 37.4% 35.9% 35.5% NN 31.87% 28.89% 29.80% 22.4% 20.0% 18.5% 37.4% 35.9% 35.5% Ngoài NN 15.18% 17.89% 18.94% 33.4% 35.4% 37.1% 45.6% 46.1% 46.0% FDI 17.78% 18.02% 19.08% 44.2% 44.6% 44.4% 17.0% 18.0% 18.4%

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

b. ĐTTTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ chỗ chiếm 80% trong năm 1988, đến năm 2011 chỉ còn chiếm 22%, công nghiệp – dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn ĐTTTNN luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực ĐTTTNN là 21,7% trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ này tương ứng là 21,8% và 17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%.

c. ĐTTTNN đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô.Trong 5 năm 2006 - 2010, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTTTNN đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực ĐTTTNN (không kể thu từ dầu thô) đạt 3,5 tỷ USD.

d. ĐTTTNN đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khu vực ĐTTTNN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 1995, khu vực ĐTTTNN, kể cả dầu thô, chỉ chiếm 27% tổng xuất khẩu cả nước, thì đến năm 2011 đã chiếm 59%.

e. ĐTTTNN đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. ĐTTTNN đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

f. ĐTTTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực có vốn

ĐTNN đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác.

g. ĐTTTNN đã đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Cùng với các nhân tố khác, ĐTTTNN đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

h. Bên cạnh những yếu tố có thể lượng hóa được nêu trên, vai trò của ĐTTTNN còn thể hiện thông qua những yếu tố không lượng hóa được. Đó là, ĐTTTNN đã mang đến một phương thức đầu tư kinh doanh mới, từ đó có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước. Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTTTNN cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, ĐTTTNN đã mở rộng quy mô thị trường trong nước, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới. Đồng thời, ĐTTTNN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, đưa các sản phẩm hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào thị trường quốc tế; tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam; đẩy nhanh tốc độ mở cửa thương mại; tăng khả năng ổn định cán cân thương mại của đất nước.

Một nét sáng nữa của các doanh nghiệp FDI đó là khu vực này hiện đang đạt hiệu quả kinh doanh cao với lợi nhuận trước thuế chiếm tới 48,1%. Cùng với đó, trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu theo Bảng xếp hạng VNR500 qua các năm, các chỉ tiêu hiệu quả như ROA và ROE của khu vực FDI vẫn vượt trội so với khu vực Nhà nước và ngoài nhà nước, trong đó, năm 2008 chỉ tiêu ROA của DN FDI cao hơn 3-4 lần, ROE cao hơn gần 2 lần so với 2 khu vực kinh tế còn lại.

ROA ROE

NN Tư nhân FDI NN Tư nhân FDI

2006 0,04 0.03 0,27 0,26 0.35 0,62

2007 0,03 0.04 0,15 0,15 0.20 0,31

2008 0,04 0.03 0,14 0,15 0.15 0,28

Nguồn: Dữ liệu các BXH VNR500, Vietnam Report

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 27)