Quan điểm và Định hướng thu hút FDI của vùng đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 73)

1. Mục tiêu

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của vùng tăng 13,5%, GDP bình quân theo đầu người là 2030 USD. Để đạt tốc độ tăng trưởng này, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của vùng đến năm 2015 đạt 371.018 tỷ đồng, chiếm 52,2% so với GDP.

2. Định hướng đầu tư

Đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng hệ thống giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn. Huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống thủy lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, công trình ngăn mặn và xả lũ…

Tập trung đầu tư hoàn thành đúng tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quan trọng như cầu Vàm Căng, cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, cầu Cổ Chiên, Cảng Hàng không Cần Thơ; cảng hàng không Phú Quốc mới tại Dương Tơ; Cảng Hàng không Rạch Giá, Cà Mau, sân bay tắc xi An Giang; Luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, xây dựng Cảng An Thới.... và các tuyến đường Quốc lộ quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, công trình hoàn thành trong năm 2011 và 2012.

Tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đi đôi với tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế, có tiềm năng phát triển.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất là đối với các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng lập quy hoạch, quản lý và thực hiện các quy hoạch xây dựng đô thị, các quy hoạch xây dựng khác...

Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác theo hướng tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng công trình. Đồng thời đẩy mạnh việc xã hội hóa huy động nhiều nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển vào các lĩnh vực nói trên, để bổ sung và phát huy hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.

Bên cạnh đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, môi trường. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.

Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015, vùng ĐBSCL cần thu hút vào những ngành, sản phẩm quan trọng như sau:

Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm công nghiệp; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp.

3. Định hướng đầu tư vốn FDI

FDI được định hướng thu hút vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản hướng vào xuất khẩu; phát triển công nghiệp sử dụng khí; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản; dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản.

Trong thời kỳ 2011- 2015 cần tập trung thu hút FDI vào một số ngành sau: Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và phương hướng thu hút FDI năm 2010 và hướng tới năm 2020, Vùng ĐBSCL cần thu hút vào những ngành, sản phẩm quan trọng như sau:

a. Các ngành công nghiệp

FDI được định hướng thu hút vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản hướng vào xuất khẩu; phát triển công nghiệp sử dụng khí; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản; cơ khí đóng tàu.

Trong thời kỳ 2010- 2015 cần tập trung thu hút FDI vào một số ngành sau: - Công nghiệp khai thác.

- Công nghiệp cơ bản (cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất). - Chế biến nông lâm thủy sản.

- Dệt may, da giầy. - Vật liệu xây dựng. - Điện, ga, nước

b. Các ngành nông, lâm, thủy sản

Ngành sản xuất nông lâm thủy sản Vùng ĐBSCL có vị trí rất quan trọng so với cả nước. ĐBSCL tiếp tục xây dựng ngành này phát triển bền vững trong cơ chế thị trường. Do đặc điểm kỹ thuật, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên lĩnh vực này ít thu hút được vốn FDI, vì tính rủi ro cao. Phương hướng thu hút vốn FDI được tập trung vào ngành thủy sản vì đây là thế mạnh của Vùng ĐBSCL và sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thế giới. Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2010 và hướng đến 2020 Vùng ĐBSCL là phát triển Vùng nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ ; xây dựng các trung tâm nghề cá lớn ; đa dạng sản phẩm thủy sản đồng thời phát triển một số loại sản phẩm chủ lực mang tính chất đặc trưng của ĐBSCL, có giá trị, sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu (như tôm, cá tra, cá basa, sò huyết, nghêu).

c. Ngành giao thông vận tải

Phương hướng phát triển giao thông vận tải Vùng ĐBSCL trong thời kỳ 2006- 2010 và hướng tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là : đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, hình thành hệ thống giao thông đồng bộ tương đối hoàn chỉnh, kết hợp được các hình thức vận tải, cụ thể một số đầu tư quan trong.

Các dự án đầu tư nói trên cần rất nhiều vốn đầu tư, do đó cần phải huy động vốn từ tất cả các nguồn trong và ngoài nước. Theo kế hoạch 5 năm (2006-2010) tổng vốn đầu tư cho ngành này cả nước là 176.200 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động vốn FDI là 18.600 tỷ đồng (chiếm 10,6%). Đối với ĐBSCL, hướng thu hút FDI cần tập trung vào những dự án lớn mà các nguồn trong nước và ODA không đảm nhận như nâng cấp các sân bay, xây dựng cảng ngoài khơi cửa Định An.

Để đạt chỉ tiêu trung bình về giao thông nông thôn so với các vùng khác trong cả nước như chỉ tiêu A1=0.41 (km/km2) và A2=1.125 (km/1000 dân) thì ĐBSCL phải đầu tư xây dựng thêm khoảng 5.184km đường bộ

d. Ngành du lịch :

• Cần Thơ và phụ cận : có đặc điểm riêng của “Tây Đô”, chợ nổi Phụng Hiệp và Phong Điền.

• Tiền Giang và phụ cận : Trại rắn Đồng Tâm, chùa chiền, tràm chim, hệ sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười…

• Cà Mau và phụ cận : Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau là nơi có hệ sinh thái ngập mặn lớn của khu vực Đông Nam Á ; nhiều sân chim nổi tiếng ;

• Châu Đốc-Kiên Giang và vùng phụ cận : Tài nguyên du lịch ở đây chủ yếu là Khu di tích Núi Sam, thắng cảnh Hà Tiên và đảo Phú Quốc.

Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đến năm 2020, theo đó Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế.

Đến năm 2010 dân số Phú Quốc sẽ là 120.000 người, đến năm 2020 : 230.000 người và 3 triệu lượt khách/năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w