Thực trạng xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 59)

phần chất thải. Các biện pháp hiện đang được áp dụng bao gồm: tái chế, tái sử dụng, chôn lấp, chuyển cho đơn vị khác hoặc lưu chứa tại cơ sở sản xuất.

Đối với CTR sản xuất có thể tái sử dụng hoặc tái chế sẽ được các cơ sở sản xuất thu gom và đưa vào tái sử dụng hoặc bán cho các đơn vị thu mua phế liệu, chế biến thức ăn gia súc. Những CTR không còn khả năng tái chế hoặc tái sử dụng được các cơ sở sản xuất hợp đồng với các đơn vị chuyên xử lý có tư cách pháp nhân xử lý. CTNH được các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, công ty chủ động tái chế hoặc tái sử dụng các sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất của công ty mình, ngoài ra còn tự thỏa thuận ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH là Hạt quản lý đường bộ và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và tái sử dụng nhưng số lượng không nhiều. CTR sinh hoạt có khối lượng được Hạt quản lý đường bộ đóng trên địa bàn huyện thu gom, vận chuyển đem xử lý bằng chôn lấp tại bãi rác Gia Minh.

Tổng hợp về các phương pháp xử lý CTR nguy hại đang được thực hiện hiện trên địa bàn Thủy Nguyên được nêu ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại huyện Thủy Nguyên TT Loại chất thải nguy hại Phương pháp xử lý

1 Bao bì, thùng nhựa, phuy sắt: dính (nhiễm) các thành phần nguy hại

Súc rửa ; tái chế 2 Vật liệu, vật thể mài đã qua sử dụng

(sắt dập nhiễm dầu, ,..)

Tẩy sạch dầu; tái chế

3 Các loại dầu (cặn) thải. Tái chế

4 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải nhiễm thành phần nguy hại.

Đốt tiêu hủy

5 Bùn thải phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp-khu chế xuất

Thu hồi; đốt; hoá rắn; chôn lấp

6 Nước thải: axit, bazơ, kim loại nặng, dung môi, sơn, dầu,…

Hệ thống xử lý nước thải 7 Các loại dung môi thải Tái chế; đốt tiêu hủy 8 Hóa chất thải (hóa chất hết hạn dùng,

hư hỏng, kém chất lượng,…)

Tận dụng; hóa rắn; chôn lấp

9 Tro, bụi, than hoạt tính thải Hóa rắn; chôn lấp 10 Hợp kim, que hàn, bã chì, xỉ chỉ… Tái chế 11 Các loại chất thải nguy hại có chứa

các thành phần nguy hại khác

Đốt tiêu huỷ

12 Pin/acquy chì thải Tái chế; hoá rắn; chôn lấp 13 Bóng đèn huỳnh quang thải Hoá rắn; chôn lấp

14 Hộp mực in thải Tái chế; đốt

15 Thiết bị linh kiện điện tử thải Tái chế; đốt 16 Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt các

loại côn trùng gây hại

Đốt

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng năm 2012

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 59)