TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 37)

Thủy Nguyên là một huyện trọng điểm của TP Hải Phòng về công nghiệp tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường nơi đây cũng đang là một trong những thách thức đối với huyện.

Vào năm 2012, PGS TS Lê Trình và Cộng tác viên (Viện Khoa học Môi trường và Phát triển) [11] đã chủ trì nghiên cứu lập “Quy hoạch quản lý CTR TP Hải Phòng đến năm 2025” theo yêu cầu của Sở Xây dựng TP Hải Phòng. Theo đó, dự báo về phát sinh các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và quy hoạch hệ thống các trung tâm xử lý CTR cấp thành phố và huyện đã được tính toán, đề xuất. Trong số này có 1 số điểm trên địa bàn Thủy Nguyên. Theo nghiên cứu này, dự kiến đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra khoảng 2290 tấn/ngày, chất thải rắn nông nghiệp là 3423 tấn/ ngày, chất thải rắn xây dựng là 684,4 tấn/ ngày [17] lượng CTR phát sinh trên điah bàn Thủy Nguyên cũng được dự báo.

Vào năm 2012, Sở Xây dựng TP Hải Phòng cũng đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới thu gom CTR nông thôn thông thường trên địa bàn TP đến năm 2020, với tổng diện tích khoảng 121.317,0 ha. Mục tiêu đến năm 2015 đạt 70% và 90% trong trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, sẽ thu gom và đạt xử lý tiêu chuẩn môi trường lượng CTR thông thường phát sinh tại khu vực nông thôn và các làng nghề. Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công tác thu gom CTR, quy trình thu gom rác, công nghệ xử lý.

Theo nghiên cứu của Phạm Quốc Ka (2013) về cơ sở khoa học việc lập quy hoạch khu xử lý chất thải rắn áp dụng cho quy hoạch khu chất thải rắn tại huyện Thủy Nguyên [10] cho thấy từ việc phân tích các điều kiện về đặc điểm tự nhiên, KT - XH và các luận cứ khoa học trong việc xây dựng quy hoạch địa điểm các khu xử lý CTR, nghiên cứu đã đề xuất quy trình quy hoạch vị trí các điểm xử lý CTR tập trung cho huyện Thủy Nguyên bao gồm 4 giai đoạn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận, phương pháp khoa học, hệ thống, các luận cứ quan trọng trong quá trình thực hiện quy trình, quy hoạch khu xử lý CTR cấp huyện nói riêng cũng như các cấp quy hoạch khác.

Ngoài ra, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 ban hành Chiến lược quốc gia về tổng hợp CTR [19]. Theo đó, đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình, 100% tổng lượng CTRCN nguy hại và không nguy hại, 90% tổng lượng CTR xây dựng đô thị,.. tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

Cho đến nay trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, vấn đề quy hoạch CTR, quản lý CTR, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững vẫn chưa được triển khai thực hiện. Vì vậy, việc xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch quản lý CTR là một trong những yêu cầu cấp thiết góp phần tháo gỡ những khó khăn bất cập và bị động trong việc thực thi Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Luận văn được thực hiện với đối tượng là chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

- Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung sau đã được nghiên cứu trong luận văn:

a. Điều tra, đánh giá hiện trạng phát thải, quản lý CTR công nghiệp tại huyện Thủy Nguyên.

b. Dự báo sự gia tăng CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. c. Đề xuất các biện pháp quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.

d. Đề xuất quy hoạch vị trí khu xử lý CTR công nghiệp phù hợp điều kiện môi trường và xã hội huyện Thủy Nguyên.

đ. Đề xuất các biện pháp xử lý CTR công nghiệp an toàn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện bằng cách tiếp xúc trực tiếp và thu thập tài liệu tại các cơ quan, đơn vị chức năng của UBND huyện Thủy Nguyên và Sở Tài nguyên Môi trường, TP Hải Phòng.

Số liệu, thông tin về quản lý, xử lý CTR ở Việt Nam và trên thế giới được thu thập qua các tài liệu (báo chí, hội thảo, tạp chí, sách) đã được công bố và qua mạng Internet.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn

Khảo sát thực địa là phương pháp quan sát và khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu thông qua các hình thức như quan sát, điều tra trực tiếp,… để có cái

nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu. Một số phương pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa do tác giả luận văn thực hiện được nêu dưới đây như:

Quan sát: Quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác xung quanh để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số hộ dân, người thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác quản lý CTR công nghiệp của huyện, xã thông quan các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền người dân. Cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Các phiếu điều tra được lập như sau:

Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân một số nội dung sau như lượng rác thải phát sinh, thành phần và khối lượng rác thải công nghiệp, cách thức thu gom rác thải.

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn người quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp với một số nội dung: số lượng tổ thu gom, các tuyến thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp từng xã.

- Hình thức điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành điều tra phỏng vấn theo từng xã, thôn, xóm.

Qua các phiếu điều tra phỏng vấn, tác giả luận văn đã tổng hợp các ý kiến của người dân, những người tham gia quản lý trực tiếp để từ đó xây dựng nên bộ khung tiêu chí về việc lựa chọn khu xử lý CTRCN đạt hiệu quả về môi trường.

Hình 2.1: Tác giả luận văn cùng thầy hướng dẫn khảo sát khu xử lý Gia Minh

Hình 2.2: Hiện trạng khu xử lý CTR Gia Minh

Hình 2.3: Hiện trạng đường vào khu xử lý CTR Gia Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4: Tác giả khảo sát CTRCN tại xưởng đúc, xã Mỹ

Đồng, Thủy Nguyên

Hình 2.5: Tác gải phỏng vấn phó GĐ (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị

ngày 3/12/2013)

Hình 2.6: Tác giả phỏng vấn lãnh đạo phòng QH 1

(Viện Quy hoạch kiến trúc Hải Phòng ngày 3/12/2013)

Phương pháp xác định thành phần rác thải:

Căn cứ vào số lượng các bãi rác trên địa bàn nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết được đặc điểm, cách thức bố trí, vận chuyển chất thải đến và đi. Để xác định được thành phần rác thải, tác giả tiến hành thu mẫu tại các vị trí theo đánh giá của huyện là có khối lượng phát sinh lớn nhất.

2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong trường, tác giả đã tham khảo ý kiến các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại các phường, xã. Do đối tượng và phạm vi của đề tài là khá rộng nên đây được đánh giá là phương pháp ưu việt, phù hợp và cho kết quả cần thiết đối với đề tài.

2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

- Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.

- Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để phục vụ vấn đề nghiên cứu.

- Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.

2.3.5. Phương pháp dự báo

2.3.5.1. Phân tích các cơ sở và phương pháp dự báo

Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở số lượng các nhà máy phân theo loại hình sản xuất

Điều kiện giả định là các nhà máy cùng hoạt động trong một loại hình sẽ có quy mô, công nghệ và công suất sản xuất như nhau. Như vậy, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh của một loại hình sản xuất nào đó được ước tính bằng công thức sau:

Mi = Ni x hi

Mi: Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh của một loại hình i trong năm được xét (tấn)

Ni: Số lượng nhà máy đang hoạt động của loại hình i trong năm được xet (nhà máy)

hi: Hệ số phát thảu của loại hình sản xuất i (tấn/cơ sở năm)

Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng dân số

Công thức dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng dân số do Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) đề xuất, 2000 như sau:

M = (hĐT x Pi x 365) x n

M: Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong năm được xét (tấn/năm) hĐT: hệ số phát thải CTR đô thị bình quân trên đầu người (kg/ngày.đầu người)

Pi: Dân số của năm được xét (người)

n: Tỷ lệ CTR công nghiệp trong CTR đô thị (%)

Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng GDP

Công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế nằm trong chiến lược Quản lý CTNH của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã thu thập các dữ liệu phát sinh chất thải từ một số quốc gia đại diện trên Thế giới, trên cơ sở đó, ước tính sự phát sinh chất thải đối với tất cả các nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án này được xây dựng dựa trên giả thiết: Khi tạo ra 1 tỷ USD của GDP sẽ phát sinh 4500 tấn CTNH và tỷ lệ CTNH chứa trong CTR công nghiệp là 20%. Dựa vào những kết luận trên có thể dự đoán được khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong tương lai.

Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở sản lượng công nghiệp

Theo Sở TN-MT TP Hải Phòng (2005) khối lượng CTR công nghiệp của một loại hình sản xuất nào đó được ước tính như sau:

Mi = Si x hi

Mi: Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh của loại hình i trong năm được xét (tấn)

Si: Sản lượng công nghiệp của loại hình i trong năm được xét Hi: Hệ số phát thải của loại hình sản xuất i (kg/đơn vị sản phẩm)

Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp

Theo ENTECH (2000) khối lượng CTR công nghiệp mỗi năm được ước tính

theo công thức:

Ni = Ni-1 x r

Ni: Khối lượng CTR công nghiệp của năm cần tính

Ni-1: Khối lượng CTR công nghiệp của năm trước năm cần tính r: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của năm cần tính

Trong phương pháp này, giả định tốc độ tăng CTR công nghiệp bằng với tốc độ tăng trưởng công nghiệp.

2.3.5.2. So sánh lựa chọn phương pháp dự báo tối ưu

Hiện nay, dự báo mức độ phát sinh CTR công nghiệp rất khó triển khai tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân của hiện trạng này:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất không phân biệt được giữa CTR công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại. Việc tồn trữ không phân loại là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc kiểm kê lượng chất thải phát sinh, ảnh hưởng đến tính sát thực của số liệu khối lượng CTR công nghiệp hiện tại.

- Các cơ sở sản xuất không quan tâm đầy đủ đến các chất thải phát sinh cũng như không hiểu rõ về cân bằng vật chất của những quá trình đang vận hành, do vậy, gây nhiều cản trở trong quá trình điều tra, thu thập thông tin.

- Thông thường khó thu thập được những dữ liệu hữu ích và đáng tin cậy từ các cơ sở sản xuất về sản xuất công nghiệp để ngoại suy.

Do vậy, căn cứ vào ưu khuyết điểm của các phương pháp dự báo, tình hình số liệu thực tế có thể thu thập được tại địa bàn, quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương đến năm 2020 có thể nhận xét như sau:

- Không thể dự báo chính xác số lượng các cơ sở sản xuất phân theo từng loại hình sản xuất công nghiệp trong các giai đoạn khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ tin cậy của kết quả dự báo. Do vậy, phương pháp (1) (Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở số lượng các nhà máy phân theo loại hình

- Phương pháp (2) và (3) (Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng dân số và Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng GDP) đưa ra có liên quan đến khá nhiều các biến số. Các biến số này lại phụ thuộc vào nhiều kết quả dự báo có liên quan khác như hệ số ngoại suy từ khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong tương lai; tốc độ tăng trưởng kinh tế; quy hoạch dân số trong những giai đoạn khác nhau,... Chính sự phức tạp trong việc thu thập dữ liệu, thông tin có liên quan cũng như mức độ sai số cao của phương pháp nên hai phương pháp này không được sử dụng trong luận văn.

- Khả năng thu thập các số liệu liên quan đến sản lượng công nghiệp trên địa bàn rất hạn chế. Khi tiến hành khảo sát thực tế, hầu hết các cơ sở sản xuất không công bố hoặc công bố không chính xác số liệu này. Do vậy, để tránh các sai số rất lớn trong việc dự báo khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn trong giai đoạn tới, phương pháp (4) (Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở sản lượng công nghiệp )cũng không được sử dụng trong luận văn.

- Theo phương pháp (5) (Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp), hai biến số quan trọng là khối lượng CTR công nghiệp tại thời điểm đang xét và hệ số tăng trưởng CTR công nghiệp của từng loại hình sản xuất theo từng năm. Trong đó, biến số khối lượng CTR công nghiệp hoàn toàn có thể ước tính được thông qua việc khảo sát thực tế. Tuy nhiên, điều cần chú ý trong phương pháp này là hệ số r (tốc độ tăng trưởng CTR công nghiệp theo từng năm). Hải Phòng đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu về tốc độ tăng trưởng CTR công nghiệp. Khi hệ số r được công bố thì kết quả dự báo sẽ có độ chính xác coa hơn. Do vậy, tác giả luận văn chọn phương pháp (5) (Dự báo khối lượng CTR công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng công nghiệp)làm phương pháp dự báo khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn đến năm 2020.

2.3.6. Phương pháp quy hoạch địa điểm khu xử lý CTR

Để thực hiện quy hoạch, lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR, tác giả luận văn có sử dụng các phương pháp sàng lọc sau:

- Phương pháp loại trừ dần - Phương pháp định lượng

- Phương pháp kết hợp các tiêu chí

Trực giác là phương pháp xem xét tất cả các tài liệu liên quan đến địa điểm dự kiến lập khu xử lý để xem xét liệu địa điểm này có phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, nghề khác trong khu vực hay không?

Phương pháp loại trừ dần dựa vào việc xác định các tiêu chí (về môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, công nghệ, chính sách…) và áp dụng từng tiêu chí này để đánh giá sự phù hợp của vị trí dự kiến của khu xử lý CTR.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 37)