Thành phần CTR công nghiệp nguy hại trên địa bàn

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 55)

Thành phần chất thải nguy hại từ các ngành nghề sản xuất điển hình trên địa bàn thành phố như sau:

- Xi mạ: phát sinh nước thải mang tính ăn mòn và độc hại, bùn thải từ xử lý nước thải mang tính độc hại về kim loại nặng (Cr, Ni, Cu, Zn).

- Cơ khí có xi mạ và không có xi mạ: phát sinh nước thải từ tẩy rửa bề mặt kim loại mang tính ăn mòn, bùn thải từ xử lý nước thải xi mạ chứa Cr, Ni, Cu, Zn, và cặn từ khâu nấu đồng có chứa Cu và Zn đây là các kim loại nặng có độc tính cao.

- Thuộc da: phát sinh nước thải thuộc da và bùn thải từ xử lý nước thải chứa Cr6+ và Cr tổng có độc tính cao.

- Ắc quy: phát sinh nước thải mang tính ăn mòn và bùn thải từ xử lý nước thải chứa Pb có độc tính cao.

- Hóa chất: phát sinh một số bùn thải có thể chứa axit, chất hữu cơ bền vững, 1 số kim loại nặng.

- Mực in và in ấn: phát sinh nước thải từ rửa bản in trước khi in, dung môi thải sau khi rửa khuôn chứa chất có thể cháy, bùn thải từ xử lý nước thải có chứa các kim loại nặng, chất hữu cơ bền vững có độc tính cao.

- Gỗ và các sản phẩm gỗ: phát sinh cặn sơn thải có chứa chì, dung môi (toluen,

xylen và aceton cao, phenol,...).

- Hóa chất bảo vệ thực vật: phát sinh nước thải chứa các chất hữu cơ có độc tính cao.

Bảng 3.6. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại huyện Thủy Nguyên

TT Loại chất thải nguy hại Tỉ lệ (%)

khối lượng

1 Bao bì, thùng nhựa, phuy sắt: dính (nhiễm) các thành phần nguy hại

24,2% 2 Vật liệu, vật thể mài đã qua sử dụng (sắt dập

nhiễm dầu, bavớ,..)

22,4%

3 Các loại dầu (cặn) thải. 13,3%

4 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải nhiễm thành phần nguy hại.

13,1%

5 Bùn thải phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp-khu chế xuất

8,3%

6 Nước thải: axit, bazơ, kim loại nặng, dung môi, sơn, dầu,…

7,5%

7 Các loại dung môi thải 3,4%

8 Hóa chất thải (hóa chất hết hạn dùng, hư hỏng, kém chất lượng,…)

2,5%

9 Tro, bụi, than hoạt tính thải 1,7%

10 Hợp kim, que hàn, bã chì, xỉ chỉ… 1,5%

11 Các loại chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác

1,3

12 Pin/acquy chì thải 0,6

13 Bóng đèn huỳnh quang thải 0,3

14 Hộp mực in thải 0,1

15 Thiết bị linh kiện điện tử thải 0,1

16 Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt các loại côn trùng gây hại

0,1

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng thống kê từ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, năm 2012.

Bảng 3.6 cho thấy, thành phần chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn

huyện Thủy Nguyên chiếm số lượng lớn là bao bì, thùng chứa; vật liệu và vật thể mài; dầu nhớt, dầu thủy lực; giẻ lau, bao tay nhiễm các thành phần nguy hại; bùn thải,... Đa số các chất thải công nghiệp phát sinh có khả năng tái chế cao, dù chỉ qua công đoạn sơ chế và làm sạch, chất thải nguy hại trở thành chất thải công nghiệp không nguy hại, có giá trị thương mại cao và tái chế thành các sản phẩm khác. Chất thải nguy hại có khả năng tái chế chiếm từ 55% đến 70%; chất thải nguy hại phải xử

lý bằng phương pháp đốt chiếm 15-18%; hóa rắn khoảng 8%, xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải 5 %. Khối lượng chất thải nguy hại thống kê (cuối năm 2010) từ các chủ nguồn thải (bao gồm từ hoạt động công nghiệp và các hoạt động khác), ước tính khoảng 250-350 tấn/ngày trong đó tồn tại ở dạng rắn khoảng 70%, còn lại tồn tại ở dạng lỏng khoảng 15% và dạng bùn chiếm gần 15%.

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)